Trong quá trình làm việc, trước khi ký hợp đồng lao động, hầu hết mọi người đều phải trải qua quá trình thử việc. Sau thời gian thử việc, nhà tuyển dụng sẽ xem xét, đánh giá ứng viên để lựa chọn nhân viên phù hợp. Dưới đây là một số mẫu thông báo kết quả thử việc chi tiết, mới nhất.
Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mẫu thông báo kết quả thử việc
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc đối với lao động thử việc:
- Do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất công việc và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc. Và bảo đảm:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp.
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 06 tháng làm việc đối với công việc khác.
- Thời gian thử việc trên không áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Mẫu thông báo kết quả thử việc đạt
Tham khảo mẫu thông báo kết quả thử việc đạt sau đây:
Mẫu thông báo kết quả thử việc không đạt
Tham khảo mẫu thông báo kết quả thử việc không đạt sau đây:
Quyền lợi của lao động nữ mang thai trong thời gian thử việc
- Không phải làm đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa
Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định, lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 (nếu làm việc tại cùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) sẽ không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
- Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Trong trường hợp lao động nữ mang thai nếu tiếp tục làm việc sẽ có ảnh hưởng xấu tới thai nhi và phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019).
- Không bị xử lý kỷ luật lao động
Theo Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian mang thải, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
- Không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng
Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động…
- Người lao dộng không có quyền giam lương khi người lao động nghỉ việc
Theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của Người lao động trừ trường hợp quy định có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Có thể bạn quan tâm
- Quyền lợi của nhân viên thử việc cần phải biết
- Mẫu báo cáo thử việc mới nhất. Hướng dẫn cách viết báo cáo thử việc
- Có được nghỉ lễ hưởng lương khi đang thử việc theo quy định ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mẫu thông báo kết quả thử việc chi tiết, mới nhất“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, cấp phép bay flycam …. của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Thử việc là việc người lao động thực hiện công việc một cách chưa chính thức để xem công việc đó có phù hợp mong muốn của bản thân hay không; năng lực của mình có đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không.
Thử việc nhằm mục đích kiểm tra sự phù hợp của công việc mà người sử dụng lao động giao cho người lao động.