Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động vì một số lý do khác nhau về chủ quan hay khách quan sẽ khiến cho doanh nghiệp cần phải thực hiện cắt giảm nhân sự sao cho nhân sự phù hợp với cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay việc cắt giảm nhân sự diễn ra khá phổ biến và thường xuyên, đặc biệt là tại các doanh nghiệp tư nhân. Vậy quy định về việc cắt giảm nhân sự hiện nay ra sao và doanh nghiệp có phải thông báo cho người lao động về việc cắt giảm nhân sự hay không? Và mẫu thông báo về việc cắt giảm nhân sự như thế nào? Bạn đọc hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé
Căn cứ pháp lý
Khi nào doanh nghiệp sẽ tiến hành cắt giảm nhân sự?
Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019, các cách cắt giảm nhân sự đúng luật cho người sử dụng lao động như sau:
– Thay đổi cơ cẩu, công nghệ ảnh hướng đến việc làm của nhiều người lao động (từ hai người trở lên) với các hình thức sau:
+ Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động.
+ Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
+ Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
– Vì lý do kinh tế thuộc một trong các trường hợp:
+ Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế.
+ Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
– Vì lý do người sử dụng lao động khi chia, tách,hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
Khi rơi vào một trong các trường hợp nêu trên, doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện phương án lao động. Nếu có chỗ làm mới, người sử dụng lao động phải ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải ra thông báo cắt giảm nhân sự hay không?
Theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, trong trường hợp cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp bắt buộc phải ra văn bản thông báo về việc này và gửi tới người lao động.
Trách nhiệm thông báo chấm dứt hợp đồng lao động chỉ được loại trừ đối với 05 trường hợp sau:
– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động.
– Người lao động nước ngoài làm việc bị trục xuất khỏi Việt Nam.
– Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan có thẩm quyền ra thông báo không có người đại diện hợp pháp.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
Doanh nghiệp khi cắt giảm nhân sự thì phải báo trước cho người lao động bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thông báo cắt giảm nhân sự cho người lao động như sau
“Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
…
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
…“
Theo đó, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn thì khi cắt giảm nhân sự, người sử dụng lao động phải báo trước ít nhất 45 ngày và ít nhất 30 ngày đối với người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn.
Quyền lợi mà người lao động được hưởng khi bị cắt giảm nhân sự
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019, khi thực hiện cắt giảm nhân sự, người sử dụng lao động phải thực hiện các trách nhiệm nhất định với người lao động. Cụ thể như sau:
– Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động (trong một số trường hợp đặc biệt cũng không quá 30 ngày), người lao động sẽ được thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình. Bao gồm: Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại sổ bảo hiểm xã hội để người lao động giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm. Tức công ty, doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho người lao động được chốt và rút sổ. Đồng thời, phía bên doanh nghiệp, công ty phải có trách nhiệm trả các giấy tờ khác cho người lao động, cung cấp các bản sao các tài liệu có liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu như người lao động có yêu cầu.
Thực tế, cắt giảm nhân sự là điều mà các công ty, doanh nghiệp (người sử dụng lao động) và người lao động đều không mong muốn xảy ra. Hiện nay, sau dịch bệnh Covid, nền kinh tế lạm phát, thực trạng rất nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân sự khi dịp tết cận kề. Tuy nhiên, khi rơi vào trường hợp khó khăn bắt buộc, người sử dụng lao động có quyền cắt giảm nhân sự theo quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, Nhà nước vẫn luôn chú trọng quan tâm đến hướng giải quyết của các doanh nghiệp này đối với người lao động. Theo đó, doanh nghiệp phải tạo điều kiện hỗ trợ để người lao động được hưởng các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình. Đồng thời, tạo điều kiện để người lao động chốt, rút sổ, phục vụ cho công việc tiếp theo. Nếu tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định nêu trên, các doanh nghiệp cùng Nhà nước đã phối hợp hỗ trợ để bảo vệ đến mức tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Hơn hết, nó giúp công tác quản lý hoạt động lao động của cơ quan Nhà nước đạt được kết quả tốt nhất.
Mẫu thông báo về việc cắt giảm nhân sự cập nhật mới năm 2023
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu thông báo về việc cắt giảm nhân sự cập nhật mới năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo mẫu biên bản thừa kế đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- 2 quyền lợi dành cho người nghỉ việc chờ hưởng lương hưu
- Bị điều chuyển công việc khác người lao động có được nghỉ việc không?
- Mẫu đơn xin nghỉ việc của viên chức mới năm 2022
Câu hỏi thường gặp:
Nếu không ra văn bản thông báo cắt giảm nhân sự để người lao động được biết thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cá nhân sẽ bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi với số tiền từ 02 – 06 triệu đồng (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Căn cứ Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do mang thai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động hiện hành thì khi xây dựng phương án cắt giảm nhân sự thì người sử dụng lao động cần chú ý các nội dung cơ bản sau:
– Chú ý thể hiện nội dung về số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được công ty sử dụng; số lượng và danh sách người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; số lượng và danh sách người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
– Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu sau khi thực hiện phương án cắt giảm nhân sự;
– Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động khi thực hiện phương án cắt giảm nhân sự;
– Quyền và nghĩa vụ của công ty, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
– Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án cắt giảm nhân sự phù hợp với hoạt động của công ty.