Buôn bán trẻ em đã và đang là vấn đề nóng bỏng trong xã hội. Tình trạng sinh nhiều con tại Việt Nam đã tiếp diễn khá nhiều năm nay. Chủ yếu những hộ sinh nhiều con là những hộ nghèo. Chính vì vậy; nhiều gia đình không đủ khả năng đảm bảo cho đứa trẻ một cuộc sống đầy đủ; được đi học, được vui chơi giải trí. Nhiều em phải lao động từ khi còn rất nhỏ. Không chỉ dừng lại ở đó; nhiều bà mẹ còn nhẫn tâm bán chính con ruột của mình cho người khác. Vậy hành vi bán con ruột cho người khác có thể phải chịu mức hình phạt gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Trên quê mình có một bà mẹ bán bốn đứa con nhỏ cho các gia đình khác để làm lao động. Có đứa chưa đủ 10 tuổi; đứa lớn nhất chưa đủ 16 tuổi; mỗi đứa bán 10 triệu. Bà mẹ có bị tội mua bán trẻ em không vậy? Sao chính quyền xã biết mà không làm gì nhỉ?”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Thế nào là hành vi mua bán trẻ em?
Hành vi mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền hoặc phương tiện thanh toán khác để trao đổi trẻ em như hàng hóa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP; hành vi mua bán người dưới 16 tuổi là những hành vi sau:
Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo.
Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo.
Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.
Trách nhiệm hình sự đối với mẹ bán con mình cho người khác
Hình phạt chính đối với mẹ bán con mình cho người khác
Hành vi mua bán trẻ em; ở đây là hành vi của người mẹ bán chính con mình cho người khác; có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán người dưới 16 tuổi”. Trong đó, hành vi này có thể phải đối mặt với các mức hình phạt sau:
Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm trong trường hợp: chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội; đối với từ 02 người đến 05 người; đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng; đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phạm tội 02 lần trở lên; vì động cơ đê hèn; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm; tù chung thân trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đối với 06 người trở lên; tái phạm nguy hiểm.
Hình phạt bổ sung đối với mẹ bán con mình cho người khác
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt quản chế; cấm cư trú; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Giải quyết tình huống
Từ tình huống của bạn; chúng ta có thể thấy tuổi của 4 người con mà người mẹ đó bán là từ 10 đến dưới 16 tuổi. Từ đó cho thấy; khả năng cao người mẹ bán con mình cho người khác này và người đã mua 4 người con của người mẹ này sẽ bị xử lý về tội danh “mua bán người dưới 16 tuổi” với mức hình phạt cao nhất từ 07 năm đến 12 năm.
Còn về chi tiết bạn nói là chính quyền xã biết; đây là một vấn đề khó để xác minh. Việc chính quyền xã biết hay không và biết ở mức độ nào ảnh hưởng nhiều tới việc xử lý. Bởi xét từ hoàn cảnh của người mẹ này; có thể thấy bà không đủ điều kiện nuôi con. Rất có thể bà đã bán con của mình bằng cách giả vờ cho người khác nhận con nuôi. Trường hợp này, chính quyền xã sẽ rất khó khăn để kiểm tra được. Và hành động cho nhận con nuôi này lại không bị pháp luật cấm vì xét về khía cạnh pháp lý; đây là hành vi nhằm bảo vệ quyền lợi cho đứa trẻ.
Để chính quyền xã vào cuộc giải quyết vụ việc này; bạn có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan công an tại địa phương của bạn. Và tất nhiên danh tính của bạn sẽ được bảo mật. Tuy nhiên; bạn cần chắc chắn điều bạn nghi ngờ là đúng vì theo quy định tại khoản 5 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Có thể bạn quan tâm:
- Có được sử dụng lao động là trẻ em hay không?
- Bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?
- Quan hệ tình dục với trẻ em bị tội gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về trường hợp của bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp các vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotlien: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi chiếm đoạt người dưới 16 tuổi là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao nộp cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi.
Trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam là người dưới 16 tuổi; theo quy định của pháp luật quốc tế là người dưới 18 tuổi.
Hành vi này có thể được coi là hành vi mua bán trẻ em nếu việc kết hôn không dựa trên sự tự nguyện.