Tình hình dịch bệnh Covid đang có dấu hiệu bùng phát trở lại. Việc cấp bách trước mắt là phải nhanh chóng tiêm vaccine cho toàn bộ người dân; chữa trị cho những ca F0. Theo chế độ hiện tại; những ca F0 sẽ được nhà nước cấp thuốc điều trị Covid miễn phí. Việc này cần có sự giúp sức của những nhân viên y tế. Bên cạnh những nhân viên y tế hết mình vì lợi ích chung của cộng đồng; lại tồn tại một số nhân viên y tế vì lợi ích trước mắt mà lén bán thuốc chữa Covid cho bệnh nhân F0 ra ngoài thị trường. Vậy hành vi móc nối bán thuốc chữa Covid ra ngoài thị trường có bị phạt tù không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Ngày 2/10, Công an quận Bình Tân (TP.HCM) đã ra lệnh bắt tạm giam Nguyễn Văn Thừa (40 tuổi, nhân viên quản lý kho dược của Trung tâm Y tế quận Bình Tân); và Huỳnh Phương Thảo (36 tuổi, nhân viên Trung tâm Y tế quận Tân Phú) về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bước đầu xác định Thừa có nhiệm vụ tiếp nhận 1.000 hộp thuốc Molnupiravir 400 mg từ Sở Y tế; để phân phối xuống trung tâm y tế các phường của quận Bình Tân. Đến ngày 13/9, Thừa đã bán 50 hộp thuốc trên cho Thảo với giá 2 triệu đồng/hộp. Thảo sau đó đăng lên Facebook bán với giá 2,5-4 triệu đồng/hộp.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là hành vi móc nối bán thuốc chữa Covid ra ngoài thị trường?
Hành vi móc nối bán thuốc chữa Covid ra ngoài thị trường hiện này có thể được hiểu là hành vi của người có trách nhiệm trong việc phân phối, quản lý thuốc; lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình; lén giữ lại một lượng thuốc để cùng với người khác bán ra ngoài thị trường với mức giá cao. Trong khi thuốc đó hiện đang là thuốc miễn phí và được nhà nước cung cấp.
Xử lý hình sự đối với hành vi móc nối bán thuốc chữa Covid ra ngoài thị trường
Hành vi móc nối bán thuốc chữa Covid ra ngoài thị trường được xếp vào hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Theo đó, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có thể phải đối mặt với một trong các mức hình phạt sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vì vụ lợi; hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ; gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm trong trường hợp: gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
- Bên cạnh đó, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Giải quyết tình huống
Từ thực tế cho thấy, hiện số thuốc đó là do Nhà nước cấp phát miễn phí nên chưa thể xác minh được giá trị của số thuốc đó. Còn nếu xác định dựa trên thiệt hại thực tế; việc không được cung cấp đầy đủ thuốc chữa Covid có thể khiến nhiều bệnh nhân F0 trở nặng; thậm chí còn có thể gây ra cái chết cho họ. Vậy có thể định giá nếu như tính mạng của bệnh nhân F0 bị mất chi vì một chút vụ lợi cá nhân không?
Xét về mặt lý thuyết, do chưa có giá cả cụ thể cho số thuốc này nên có thể lấy giá mà Thức đã bán cho Thảo làm căn cứ xác định. Theo đó, Thức bán cho Thảo 50 hộp thuốc với giá 2 triệu đồng/hộp. Vậy số tiền Thức đã thu được là 100 triệu đồng. Hành vi này có thể phải đối mặt với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Có thể bạn quan tâm:
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ bị xử lý thế nào?
- Dùng thẻ công vụ đặc biệt giả bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật?
- Hành vi đánh công an trong khu cách ly bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Móc nối bán thuốc chữa Covid ra ngoài thị trường có bị phạt tù không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản; hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hành vi lạm dùng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác.
Tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.