Dạo gần đây, mạng xã hội Việt Nam đang xôn xao về hiện tượng “Sugar Daddy – Sugar Baby”. Nhiều người cho rằng hiện tượng này là một hình thức mại dâm trá hình. Nhưng cũng không ít người cho rằng đây chỉ là một cách tìm kiếm người yêu.
Liệu nhận định nào mới đúng theo góc nhìn của pháp luật? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Nuôi con nuôi 2010
Nội dung tư vấn
Sugar daddy – Sugar baby là gì?
Sugar Daddy là một khái niệm xuất phát từ nước ngoài, bắt nguồn từ những người đàn ông lớn tuổi có tiềm lực về kinh tế, có cam kết sẽ chu cấp hàng tháng và nuôi ăn học những cô sinh viên đến khi hoàn thành việc học. Ngược lại Sugar baby là những cô gái trẻ thường có độ tuổi từ 18-25 tuổi tùy thuộc vào gu của những Sugar daddy nhưng đa số là những cô sinh viên còn đang đi học, có gương mặt quyến rũ, thân hình sexy,….Mối quan hệ này được thiết lập trên cơ sở hai bên có không sự gắn bó hoặc gắn kết lâu dài. Đây không phải là mô hình đáng được tán dương hay noi theo, vì nó vi phạm vào đạo đức xã hội rất rõ ràng.
Nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ này là gì?
Nguyên nhân chủ yếu khiến mối quan hệ Sugar daddy – Sugar baby ngày càng phổ biến đó là do sự tha hoá về suy nghĩ và lối sống của các “con nuôi”, họ sẵn sàng bán rẻ danh dự; nhân phẩm của bản thân để thoả mãn những thú vui sang chảnh; xa hoa “nhuốm màu” vật chất; Lòng tham không đáy và nhu cầu hưởng thụ chính là nguyên nhân khiến các bạn trẻ vẫn “vô tư” biến mình là thành viên của các đường dây mại dâm online. Ngược lại, những kẻ dưới mác “bố nuôi”; dùng tiền sai trái để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân cũng đáng lên án không kém. Những mối quan hệ này có thể để lại những hậu quả khôn lường, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến đánh ghen, lừa đảo, bệnh tật, mang thai ngoài ý muốn
Xem thêm: Mua dâm bị xử lý như thế nào
Dưới góc nhìn pháp luật mối quan hệ “Sugar Daddy – Sugar Baby” có bị xem là hình thức mại dâm và vi phạm pháp luật không?
Theo Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực từ năm 2010:
Quan hệ bố nuôi – con nuôi hợp pháp chỉ khi bố nuôi hơn con nuôi 20 tuổi và con nuôi dưới 18 tuổi. Nhận con nuôi là một việc làm nhân đạo, được xã hội khuyến khích bởi giúp cho trẻ em cơ nhỡ, có hoàn cảnh éo le được phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần.
Thế nhưng, tên gọi “bố nuôi – con nuôi” kiểu sugar daddy – sugar baby đang bị biến chất bởi nhiều người đang lợi dụng danh nghĩa đó để thực hiện những cuộc đổi chác “tình – tiền”. Dưới góc độ pháp lý, hành vi quan hệ tình dục để đổi lại lợi ích vật chất không chỉ vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội; mà những khía cạnh của nó có thể được xem là vi phạm pháp luật.Trong trường hợp, mối quan hệ giữa sugar daddy – sugar baby có sự thoả thuận nhất định về số tiền, số lần gặp gỡ thì đó là biểu hiện của hành vi mua, bán dâm.”
Trong trường hợp này chúng ta cần phải nhìn nhận ở rất nhiều vấn đề như những rủi ro về mặt pháp lý đối với “Sugar Daddy” hay những rủi ro về mặt sức khỏe và tâm lý cho những “Sugar Baby”.
Sugar Daddy – Sugar Baby tồn tại những nguy hiểm khôn lường
Về pháp lý, khi một “Sugar Daddy” đi tìm “Baby” cho mình, nếu đối tượng dưới 13 tuổi thì đó là hành vi quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi được xem là hiếp dâm trẻ em. Tội này bị xử phạt rất nặng, trong một số trường hợp có thể lên đến chung thân hoặc tử hình.
Nếu đối tượng từ 13 đến 16 tuổi thì đây là hành vi giao cấu với trẻ vị thành niên, đây cũng là một tội hình sự.
Trong trường hợp đối tượng trên 16 tuổi nhưng dưới 18 tuổi và mối quan hệ này được xác định là mua bán dâm thì sẽ cấu thành tội mua dâm người dưới 18 tuổi. Theo quy định của Điều 329 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 thì hành vi này có thể nhận mức phạt 5 năm hoặc trong 1 số trường hợp lên đến 10 năm.
Cho dù việc quan hệ với người chưa đủ tuổi là do “Sugar Baby” thực hiện hành động nói dối, giấu giếm tuổi thật để lừa gạt thì đây vẫn là hành vi vi phạm pháp luật và “Sugar Daddy” vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Mối quan hệ Sugar daddy – Sugar baby dưới góc nhìn dân sự, mối quan hệ này xét trên bất cứ khía cạnh nào thì nó cũng vi phạm các quy định của Luật Hôn nhân Gia đình đối với những người đã có gia đình. Trong một số trường hợp, mối quan hệ đó phát sinh mâu thuẫn sẽ có những rủi ro khôn lường như lừa đảo, đánh ghen, gây thương tích cho nhau,…
Những người tạo trang web, fanpage về Sugar Daddy và Sugar Baby có bị phạt không?
Đối với những “cò mồi” thực hiện hành vi giới thiệu, môi giới các “Sugar Daddy – Sugar Baby” quen biết và có thu tiền hoặc các vật chất giá trị khác thì có thể bị xem là môi giới mại dâm nếu người được giới thiệu có quan hệ mại dâm.
Theo quy định tại Điều 328 của Bộ Luật Hình sự, tội môi giới mại dâm có thể chịu trách nhiệm Hình sự lên đến 15 năm tù.
Không cần lập trang web mà chỉ cần là người trung gian, giới thiệu nhận lợi ích thì cũng có thể phạm tội môi giới mại dâm.
Bên cạnh đó, nếu những hình ảnh được đăng lên web hay fanpage là hình ảnh đổi trụy thì lúc này sẽ có thêm 1 tội được hình thành là truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
Đây cũng là hồi chuông báo động với người trẻ và toàn xã hội về một tệ nạn đang len lỏi và ngày càng trở nên phổ biến. Bởi vậy, hãy luôn coi trọng giá trị bản thân, đề cao tình cảm cá nhân để không bị “mờ mắt” vấp phải những mối quan hệsugar daddy – sugar baby; gây ra hàng loạt những rủi ro khôn lường về sức khoẻ, sự tha hóa về đạo đức kéo theo vô số những hệ lụy khác cho người thân, gia đình và chính bản thân mình.
Xem thêm: Bán dâm cho người dứi 16 tuổi có bị phạt
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h2″ question-0=”Mua dâm là gì?” answer-0=”Theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì mua dâm được hiểu như sau: Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.” image-0=”” headline-1=”h2″ question-1=” Mại dâm là gì?” answer-1=”Theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì mại dâm được hiểu như sau: “Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm..” Mua dâm, bán dâm cũng được quy định tại điều 3 như sau: 1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. 2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Thông thường, đối tượng cung cấp dịch vụ đặc biệt này là nữ và được gọi tên là gái mại dâm, gái “ngành” hay cave. Nhưng cũng có đôi khi nếu á hậu hay MC bán dâm thì lại được gọi bằng những cái tên như “kiều nữ” hoặc “chân dài”.” image-1=”” headline-2=”h2″ question-2=”Bán dâm, mua dâm bị xử lý thế nào?” answer-2=”Bán dâm sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: “Điều 23. Hành vi bán dâm 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm. 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc.” Khách hàng cũng sẽ phải trách nhiệm vì cuộc mua vui của mình. Những người trải nghiệm dịch vụ này sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền nhứ sau (Điều 22 Nghị định 167/2013/NĐ-CP): “Điều 22. Hành vi mua dâm 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người khác cùng mua dâm.” Lưu ý là nếu hành vi mua bán dâm có yêu tố “some” thì mức phạt sẽ nặng hơn rất nhiều.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]