Mua bán súng trên mạng có vi phạm pháp luật không? Cá nhân có được sử dụng súng không? Truy cứu hình sự hành vi mua bán súng qua mạng? Câu hỏi này được đặt ra bởi rất nhiều người vì tính chất nguy hiểm của súng cũng như người sử dụng súng trong xã hội. Nếu không kiểm soát được những hành vi sử dụng vũ khí này rất dễ ngây nguy hiểm tính mạng đến người dân. Tại bài viết này, Luật sư X sẽ làm rõ những quy định liên quan đến việc sử dụng súng và chế tài đối với hành vi mua bán súng trên mạng, mời bạn cùng dõi theo nhé.
Cơ sở pháp lý
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
Vũ khí là gì?
“Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất. Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.”
Ta có thể hiểu vũ khí quân dụng là loại vũ khí được cá nhân, tổ chức thực hiện chế tạo, sản xuất theo một chu trình bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 để tư đó các cơ quan Nhà nước tiến hành thi hành công vụ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, vũ khí được hiểu là một loại thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được các cá nhân, tổ chức thực hiện chế tạo, sản xuất và có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất. Chính vì thế, nhà nước ta đặc biệt quan tâm công tác quản lý, sản xuất, sử dụng, kinh doanh các loại vũ khí và đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này.
Ai được phép sử dụng súng đạn, vũ khí?
Theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; chỉ những đối tượng sau đây mới có thể được trang bị và sử dụng vũ khí:
Đối với vũ khí quân dụng:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Cảnh sát biển;
- Công an nhân dân;
- Cơ yếu;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm lâm, Kiểm ngư;
- An ninh hàng không;
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.
Đối với vũ khí thể thao:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Công an nhân dân;
- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
- Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.
Đối với vũ khí thô sơ:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Cảnh sát biển;
- Công an nhân dân;
- Cơ yếu;
- Kiểm lâm, Kiểm ngư;
- An ninh hàng không;
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
Đối với các loại vũ khí còn lại là súng săn và vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự thì đây là hai loại vũ khí tự chế, không chính quy nên pháp luật có quy định cấm sử dụng và không có đối tượng cụ thể được phép sử dụng.
Quy định đối tượng được sử dụng súng
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì súng là vũ khí quân dụng như súng ngắn, súng trường, súng phóng lựu; súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ,…
Điều 4 luật này cũng quy định; về các nguyên tắc quản lý sử dụng vũ khí, vũ khí quân dụng. Theo đó, chỉ có những người có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; thì mới được phép quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng. Việc sử dụng vũ khí bắt buộc phải có giấy phép.
“Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
2. Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
3. Người quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.
……………..
6. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.”
Như vậy sử dụng súng hay mua bán súng qua mạng; mà không phải đối tượng quy định được sử dụng và không có giấy phép; đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Mua bán súng qua mạng sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Xử phạt hành chính hành vi mua bán súng qua mạng
Hành vi mua bán súng qua mạng có thể bị xử phạt hành chính; cụ thể, Điều 10 của nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về sử dụng vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo, đồ chơi nguy hiểm bị cấm; và mức phạt như sau: Phạt sử dụng vũ khí trái phép nhưng chưa gây hậu quả thì bị phạt từ 2-4 triệu đồng. Mua bán vận chuyển trái phép vũ khí mua bán súng qua mạng; buôn bán vũ khí quân dụng bị phạt từ 10-20 triệu đồng.
“Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
………
d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;
đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…..
đ) Vận chuyển vũ khí, các chi tiết vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;”
Truy cứu hình sự hành vi mua bán súng qua mạng
Hành vi mua bán súng qua mạng; có thể phải chịu trách hình sự theo Bộ luật Hình sự có điều từ 304-306; quy định mức xử phạt đối với các hành vi chế tạo, tàng trữ, súng trái phép; vận chuyển; sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng; mua bán súng qua mạng có thể chịu mức án cao nhất lên đến chung thân
Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ.
Như vậy hành vi mua bán súng qua mạng có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng, tội tàng trữ vũ khí theo Bộ luật Hình sự.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mang vũ khí vào sân vận động bị tội gì?
- Mang vũ khí nào để tự vệ mà không vi phạm pháp luật
- Mang vũ khí tự chế bên người có vi phạm pháp luật không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mua bán súng trên mạng có vi phạm pháp luật không”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về báo cáo tài chính năm, Giấy phép sàn thương mại điện tử, công chứng ủy quyền tại nhà, phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019:
Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
– Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, …
– Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, …..
– Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, …..
– Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí….
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ như sau:
“Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.”
Như vậy cá nhân bình thường sẽ không được phép sở hữu vũ khí quân dụng trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo
Khoản 2 Điều 32 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì quy định Giấy phép mua vũ khí có thời hạn là 30 ngày.