Mua bán tiền giả có vi phạm quy định pháp luật không

bởi letrang19012000
Mua bán tiền giả có vi phạm quy định pháp luật không

Tràn ngập trên các trang, hội nhóm của các mạng xã hội như facebook, zalo,.. với đày các bài đăng có nội dung chèo kéo mua bán “tiền giả uy tín”. Hành vi mời mọc này thậm chí công khai cả giá, thông tin liên hệ thực hiện giao dịch. Vậy mua bán tiền giả có vi phạm quy định của pháp luật không? Nếu vi phạm pháp luật thì người mua, người bán sẽ bị xử phạt như thế nào? Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về vấn đề Mua bán tiền giả có vi phạm quy định pháp luật không.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Tiền giả là gì?

Theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Tiền là tài sản. Ngoài ra, tiền còn là phương tiện lưu thông, trung gian thanh toán. Tuy nhiên tiền chỉ do một chủ thể đặc biệt phát hành. Chỉ có Ngân hàng Nhà nước mới được giao cho thẩm quyền phát hành tiền.

Tiền giả là loại tiền không phải do Ngân hàng nhà nước phát hành. Loại tiền này được tạo ra bởi các cá nhân, tổ chức với mục đích trục lợi bất hợp pháp.

 Xét về hình thức, tiền giả có đặc điểm hình thức rất giống với tiền thật do Ngân hàng nhà nước phát hành. Chính vì vậy có nhiều cá nhân, cơ quan,  tổ chức cũng không thể phân biệt được đâu là tiền thật, đâu là tiền giả. Họ vô tình trở thành nạn nhân của tiền giả mà không hề hay biết.

Để thực hiện hành vi sản xuất và đưa tiền giả ra thị trường lưu thông thì các đối tượng lợi dụng sự khó kiểm soát trong quá trình sử dụng tiền để mua bán hàng hóa để trà trộn tiền giả vào mua bán, đổi tiền giả để lấy tiền thật. phần lớn được thực hiện bởi nhiều người, mỗi người ở một giai đoạn khác nhau. Nạn nhân không phải ai cũng có thể phân biệt và phát hiện được tiền mà họ đang sử dụng là tiền thật hay tiền giả.

Hành vi mua bán tiền giả có vi phạm quy định pháp luật không?

Theo như quy định tại Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có thể khẳng định hành vi mua bán tiền giả được xác định là hành vi lưu hành tiền giả. 

Mặt khác mức độ hành vi này cũng được chia làm hai trường hợp:

  • Hành vi mua bán này chưa hoàn thành. Tức là người mua chưa nhận được, người bán chưa giao được tiền giả. Do đó, nếu hành vi mua bán này chưa hoàn thành; thì vẫn chưa đủ căn cứ để truy tố về tội lưu hành tiền giả. Chính vì vậy, trong trường hợp này có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lưu hành tiền giả.
  • Hành vi mua bán này đã hoàn thành. Tức là người mua đã nhận được, người bán đã giao được tiền giả. Trong trường hợp này, cả người mua và người bán đều đã hoàn thành giao dịch mua bán tiền giả. Do đó theo Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017; đây chính là hành vi lưu hành tiền giả và cả hai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lưu hành tiền giả.

Chính vì vậy, mua bán tiền giả có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lưu hành tiền giả. Đây hoàn toàn là hành vi trái pháp luật

Hành vi mua bán tiền giả bị xử phạt như thế nào?

Mua bán tiền giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Giải thích thêm hành vi lưu hành tiền giả là hành vi mua đi bán lại đối tượng là tiền giả dưới bất kỳ hình thức nào. Hành vi mua bán ở đây được hiểu theo nghĩa cơ bản, thông thường, trao đổi, thanh toán bằng tiền giả.

Và cũng theo quy định trên thì mức xử phạt hình sự đối với hành vi này cũng khác nhau. Nó còn phụ thuộc vào mức độ, tính chất vi phạm. Cụ thể:

  • Người mua bán tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
  • Người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
  • Người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
  • Người chuẩn bị phạm tội này; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Mua bán tiền giả bị xử phạt vi phạm hành chính

Theo Điều 207 Bộ luật Hình sự năm  2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; hành vi mua bán tiền giả là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự nên người phạm tội này ngoài phải gánh chịu trách nhiệm hình sự ra thì họ còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Đó là phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy có thể thấy mua bán tiền giả vi phạm quy định pháp luật. Ngoài ra, hành vi khác đối với tiền thật như đốt tiền cũng vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp  tiền bị rách, cháy, hỏng có thể đổi được; nhưng chỉ trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là phân tích của Luật sư X về Mua bán tiền giả có vi phạm quy định pháp luật không.

Để giải đáp thắc mắc, nhận thêm thông tin và nhận thêm sự tư vấn; hoặc dịch vụ pháp lý từ luật sư hãy liên hệ hotline 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng tiền giả nhưng không biết đó là tiền giả thì có vi phạm pháp luật không?

Mục đích của sử dụng tiền giả là nhằm thu lợi bất chính. Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quy định của Nhà nước về quản lý tiền tệ. Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
Nên sử dụng tiền giả nhưng không biết đó là tiền giả được coi là nạn nhân của tiền giả và không đủ cấu thành tội phạm. Tuy nhiên để chứng minh được ý chí của một người có biết đó là tiền giả hay không thì rất khó.

In hình tiền lên phong bao lì xì có được coi là in tiền giả không?

Tội làm tiền giả được thể hiện qua các hành vi in, vẽ, photo hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các tờ tiền giống như tiền thật nhằm làm cho người khác tưởng thật. Nên rất có thể hành vi in hình tiền lên phong bao lì xì được coi là làm tiền giả.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm