Hiện nay, nhiều người lựa chọn mua hàng thông quan phương thức online thay vì mua hàng trực tiếp theo phương thức truyền thống như trước đây. Với ưu điểm là thuận tiện cho các công việc hàng ngày cũng như thời gian linh động, chỉ cần một thiết bị di động có kết nối internet thì dù ở bất cứ đâu bạn cũng có thể lựa chọn và mua được bất cứ mặt hàng mà mình mong muốn, ngay cả khi mặt hàng đó có nguồn gốc từ nước ngoài thì bạn cũng không cần phải mất một khoản chi phí lớn để đến tận nơi mua mặt hàng đó. Tuy nhiên, cũng như khi mua hàng trực tiếp, mua hàng online cũng sẽ phải chịu một khoản thuế. Vậy những thuế đó là thuế gì? Tại sao lại áp dụng những loại thuế đó?
Căn cứ pháp lý
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Luật quản lý thuế
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Những mặt hàng nào bị cấm mua online từ nước ngoài?
Căn cứ theo Điều 5; Phụ lục I,II và III Nghị định 69/2018/NĐ-CP có chứa nội dung quy định về các loại hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có điều kiện hoặc hàng hóa chỉ định thương nhân được phép nhập khẩu. Theo đó không chỉ áp dụng đối với hình thức mua trực tiếp, qua trung gian mà còn bao gồm cả hình thức mua online, cụ thể như sau:
+ Hàng hóa cấm nhập khẩu, bao gồm: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự; Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông; Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng; Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam;…(tại Phụ lục I)
+ Hàng hóa chỉ định thương nhân xuất khẩu, bao gồm: Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại; giấy in tiền, mực in tiền; Thuốc lá điếu, xì gà;….(tại Phụ lục II)
+ Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện như: Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan (muối, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô); Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải; phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam; phế liệu; Sản phẩm an toàn thông tin mạng (sản phẩm kiểm tra đánh giá an toàn thông tin mạng; sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng; Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập); vàng nguyên liệu; mỹ phẩm (công bố tiêu chuẩn);…(tại Phụ lục III)
Như vậy, hàng mua online từ nước ngoài nếu không thuộc một trong các trường hợp bị pháp luật cấm thì đều có thể mua về Việt Nam được
Mua hàng online từ nước ngoài có chịu thuế không?
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, các đối tượng là hàng hóa sau đây phải chịu thuế bao gồm:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
– Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
Hàng mua online từ nước ngoài muốn vào Việt Nam thì phải thông qua thủ tục hải quan. Do vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, hàng mua online không thuộc đối tượng không phải chịu thuế, theo đó thì mua hàng online từ nước ngoài vẫn phải chịu thuế theo quy định.
Mua hàng online từ nước ngoài phải chịu những thuế nào?
Các loại thuế phải chịu khi mua hàng online từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm:
Thuế nhập khẩu
– Đây là thuế gián thu áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế. Thuế nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương của một quốc gia, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố trong quan hệ thương mại quốc tế
Thuế giá trị gia tăng
– Đây là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
– Thuế giá trị gia tăng áp dụng cho đối tượng là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
– Đây là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng. Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán.
– Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm:
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
- Rượu;
- Bia;
- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
- Tàu bay, du thuyền (sử dụng cho mục đích dân dụng).
- Xăng các loại;
- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
- Bài lá;
- Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học)
Lệ phí hải quan
– Lệ phí hải quan là số tiền doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ xuất, nhập khẩu trả cho việc chuẩn bị chứng từ, phí vận chuyển xuất, nhập khẩu hoặc các chi phí nhỏ phát sinh cho dịch vụ.
Thuế chống bán phá giá (nếu có)
+ Đây là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
+ Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
- Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Thuế tự vệ (nếu có)
+ Đây là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
+ Điều kiện áp dụng thuế tự vệ:
- Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
- Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mua hàng online từ nước ngoài có chịu thuế không”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về ngừng kinh doanh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Tiền tàu xe nghỉ phép năm có tính thuế TNCN không?
- Các loại thuế, phí khi chuyển nhượng bđs tại Việt Nam được quy định như thế nào?
- Kiểm tra viên thuế là gì theo quy định năm 2023?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế này sẽ áp dụng cho các loại hàng hóa và mỗi loại sẽ có một mức thuế suất khác nhau, từ 0%, 5% đến 10%. Tuy nhiên, thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với dịch vụ và hàng hóa xuất khẩu, còn thuế suất 5% chỉ áp dụng đối với các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, thực phẩm. Do đó, thuế suất đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu là 10%.
Thuế nhập khẩu = Trị giá hải quan của hàng nhập khẩu x Thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế nhập khẩu
Mức phí hải quan với mỗi tờ khai hải quan hiện tại là 20.000 đồng. Đơn vị vận chuyển có thể thu hoặc không thu khoản phí này vì họ có thể tổng hợp nhiều đơn hàng để kê khai trên cùng 1 tờ hải quan.