Mức phạt ăn trộm điện nhà nước như thế nào?

bởi Thanh Loan
Mức phạt ăn trộm điện nhà nước theo quy định năm 2023?

Thiếu điện đang là vấn đề nghiêm trọng và tiết kiệm điện đang trở thành quốc sách, mỗi năm ngành điện thiệt hại hàng tỷ đồng do trộm cắp điện. Tội trộm điện, câu trộm điện được quy vào tôi trộm cắp tài sản theo quy định Bộ luật Hình sự 2015. Trộm cắp tài sản là phạm pháp; Vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự. Hành vi trộm điện sẽ còn bị truy thu nộp lại số tiền mà số điện đã ăn trộm. Sau đây là mức phạt ăn trộm điện nhà nước theo quy định năm 2023, bạn đọc tham khảo nhé!

Thế nào là hành vi trộm cắp điện?

Để xác định hành vi trộm cắp điện sẽ phải do nhân viên điện lực kiểm tra, xác định để có căn cứ là trộm cắp điện hay không. Một số hành vi liên quan đến trộm cắp điện như:

  • Tự tiện đấu nối, câu móc lấy điện trên hệ thống điện;
  • Cố ý làm hỏng công tơ để dùng điện; khoan lỗ vỏ công tơ để chặn đĩa quay; lật nghiêng hoặc đảo ngược công tơ…
  • Cắt đứt hoặc xâm phạm chì niêm phong;
  • Tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị liên quan đến đo đếm điện; đấu tắt cuộn dòng…
  • Dùng phương thức thay đổi sơ đồ đấu dây vào công tơ để công tơ đo đếm không chuẩn hoặc không đo đếm; đảo pha công tơ và sử dụng dây nguội ngoài…
  • Tạo xung áp, xung dòng và dùng nam châm có từ trường lớn tác động vào công tơ

Mức phạt ăn trộm điện nhà nước theo quy định năm 2023?

Theo quy định tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013:

“9. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kWh đến dưới 4.500kWh;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kWh đến dưới 6.000kWh;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kWh đến dưới 8.500kWh;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kWh đến dưới 11.000kWh;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000kWh đến dưới 13.500kWh;

h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kWh đến dưới 16.000kWh;

i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000kWh đến dưới 18.000kWh;

k) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kWh đến dưới 20.000kWh.

10. Đối với trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định này, nhưng sau đó có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của cơ quan có thẩm quyền hoặc trả lại hồ sơ thì áp dụng thời hạn xử phạt quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền quy định tại Điểm k Khoản 9 Điều này và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 12 Điều này.”

Mức phạt ăn trộm điện nhà nước theo quy định năm 2023?
Mức phạt ăn trộm điện nhà nước theo quy định năm 2023?

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi trộm cắp điện

Trộm cắp điện nếu từ 20.000 kWh trở lên; thì có thể bị đi tù vì Tội trộm cắp tài sản; và mức hình phạt sẽ tương ứng với hành vi phạm tội.

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

Khung 1

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Khung 2

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài bị phạt tù với các mức trên; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy hành vi trộm cắp điện, câu trộm điện; sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức phạt cao nhất có thể lên đến từ 12 năm đến 20 năm; khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trộm điện có bị truy thu tiền vi phạm không?

Khoản 9 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP. Có quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kWh đến dưới 4.500kWh;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kWh đến dưới 6.000kWh;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kWh đến dưới 8.500kWh;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kWh đến dưới 11.000kWh;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000kWh đến dưới 13.500kWh;

h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kWh đến dưới 16.000kWh;

i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000kWh đến dưới 18.000kWh;

k) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kWh đến dưới 20.000kWh.

12. Ngoài các hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có:

Buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 và Khoản 9 Điều này.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mức phạt ăn trộm điện nhà nước chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hình sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mức phạt ăn trộm điện nhà nước theo quy định năm 2023?” hoặc các dịch vụ khác như là tư vấn pháp lý về công ty tạm ngưng kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Các hình thức xử phạt đối với hành vi trộm cắp điện?

Xử phạt hành chính 
Theo Nghị định 134/2013/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền bất hợp pháp có được; buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại đối với hành vi vi phạm.
Xử lý hình sự
Phạt tù theo quy định về Tội trộm cắp tài sản.

Xử phạt thế nào nếu câu trộm điện từ nhà hàng xóm?

Căn cứ Khoản 15 Điều 3 Luật Điện lực 2004 giải thích trộm cắp điện như sau:
Trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện, cố ý hoặc thông đồng ghi sai chỉ số công tơ và các hành vi lấy điện gian lận khác.
Bên cạnh đó, tại Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về việc vi phạm các quy định về sử dụng điện như sau:
Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức
Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 5 và Khoản 9 Điều này.
Ngoài các hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 và Khoản 9 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm