Hiện nay, có khá nhiều con đường được đặt biển báo cấm. Do đó, những phương tiện đi vào đường cấm mà không được phép sẽ bị xử phạt theo quy định. Pháp luật đã quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm này. Có nhiều phương tiện khi đi vào đường cầm mà chưa được phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Vậy, mức phạt lỗi đi vào đường cấm xe máy năm 2023 là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Thế nào là đi vào đường cấm?
Đường cấm được hiểu là một loại đường không cho phép một, một số hoặc toàn bộ các phương tiện đường bộ được lưu thông. Nếu điều khiển phương tiện đi vào đường cấm thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính.
Do đó, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần chú ý quan sát biển báo đường cấm để tránh vi phạm luật giao thông.
Mức phạt lỗi đi vào đường cấm xe máy
Khi điều khiển xe máy đi vào đường cấm, người điều khiển sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vì vậy, những người tham gia giao thông cần nắm được mức xử phạt hành vi này như thế nào? Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;“
Theo đó, đối với hành vi điều khiển xe máy đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt hành chính từ 400.000 đồng – 600.000 đồng.
Mặt khác căn cứ vào Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý quy phạm hành chính 2012 quy định:
“Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.“
Như vậy đối với hành vi đi xe máy vào đường cấm có thể bị xử phạt với mức trung bình chung của khung tiền phạt là 500.000 đồng.
Lỗi đi vào đường cấm xe máy có bị tước Giấy phép lái xe không?
Có nhiều lỗi vi phạm giao thông đường bộ hiện nay bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, do nhiều nhiều người có thắc mắc về việc đi vào đường cấm xe máy có bị tước Giấy phép lái xe không? Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Theo đó hành vi điều khiển xe máy đi vào đường cấm bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Các biển báo hiệu đường cấm
Người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông muốn biết đường nào là đường cấm, cần quan sát các biển báo cấm có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen. Hiện nay, các loại biển báo đường cấm được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.
Biển đường cấm được hiểu là biển báo giao thông báo đường cấm một, một số hoặc tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Số hiệu biển báo: P.101. Biển đường cấm là biển báo giao thông hình tròn, nền trắng, viền màu đỏ.
Với biển cấm từng loại phương tiện sẽ vẽ hình phương tiện đó bên trong và gạch chéo.
Để báo đường cấm nhiều loại phương tiện, sẽ kết hợp đặt các ký hiệu phương tiện bị cấm trên một biển theo quy định như sau:
– Các loại phương tiện cơ giới kết hợp trên một biển (ví dụ như biển số 105 và biển số 107);
– Các loại phương tiện thô sơ kết hợp trên một biển (biển số 113 có thể kết hợp với biển số 114);
Đối với biển cấm theo giờ, phải đặt biển phụ 508 dưới biển cấm có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến tham gia theo điều ước quốc tế).
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mức phạt lỗi đi vào đường cấm xe máy mới năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn thuận tình ly hôn vắng mặt. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:
“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế
…“
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển xe máy đi vào đường cấm là 01 năm.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì ô tô đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng
Tuy nhiên, các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định sẽ không bị xử phạt nếu đi vào đường cấm.