Xin chào Luật sư. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Bắc Kạn, thời gian gần đây vào khoảng đêm nơi tôi ở thường nghe thấy tiếng rú còi xe inh ỏi, tôi thắc mắc pháp luật quy định hiện nay việc sử dụng còi xe như thế nào để dúng luật. Đối với hành vi sử dụng còi xe sai quy định thì hiện nay mức phạt lỗi phạt còi xe ô tô sai quy định là bao nhiêu? Người dân xung quanh khu vực tôi rất bức xúc về vấn đề này nên có thắc mắc về nội dung trên, mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Sử dụng còi xe sao cho đúng luật?
Khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
Như vậy, sử dụng kèn xe phải tuân thủ các quy định sau:
– Không được bấm còi liên tục.
– Không được bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ.
– Không được bấm còi hơi trong khô đô thị và khu đông dân cư.
+ Đường đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn.
+ Đường qua khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).
Khi bắt đầu khu đông dân cư sẽ xuất hiện biển báo R.420 và khi kết thúc khu đông dân cư sẽ xuất hiện biển báo R.421.
– Không được bấm còi tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi.
Mức phạt lỗi phạt còi xe ô tô sai quy định năm 2023
Mức phạt lỗi sử dụng còi xe sai quy định năm 2023 như sau:
* Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
Căn cứ tại Điểm a, g, khoản 1; điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu bấm còi tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi.
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu bấm còi liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
* Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Căn cứ theo Điểm a, n khoản 1; điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu bấm còi tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi.
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu bấm còi liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
* Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
Căn cứ theo Điểm a khoản 1, điểm d khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu bấm còi tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi.
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu bấm còi liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Bấm còi xe gây ồn vào ban đêm bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào điểm g khoản 1 và khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô; và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm; khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông; thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;“
Sử dụng đèn pha sao cho đúng luật?
* Không sử dụng đèn pha trong đô thị và khu đông dân cư
Khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
…
12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
Như vậy, không được sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư.
Trong đó:
– Đường đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn.
– Đường qua khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).
Khi bắt đầu khu đông dân cư sẽ xuất hiện biển báo R.420 và khi kết thúc khu đông dân cư sẽ xuất hiện biển báo R.421.
* Không được bật đèn pha khi tránh xe ngược chiều
Điều 17 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tránh xe ngược chiều như sau:
Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều
1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau:
a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
c) Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
3. Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.
Như vậy, khi tránh xe ngược chiều không được bật đèn pha.
Mức phạt hành vi bật đèn pha sai quy định
Căn cứ Điểm b, g khoản 3 Điều 5; điểm m, n khoản 1 Điều 6, điểm d, e khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Nếu bật đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, khi tránh xe ngược chiều thì người điều khiểu phương tiện sẽ bị xử phạt với các mức sau:
– Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Đối với xe máy (mô tô), xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
– Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mức phạt lỗi phạt còi xe ô tô sai quy định năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tư vấn soạn thảo giấy tờ thủ tục ly hôn nhanh chóng, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lỗi điều khiển xe không có còi, đèn đối với xe gắn máy
- Đi xe bấm còi inh ỏi có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Câu hỏi thường gặp:
Còi xe là thiết bị bắt buộc phải lắp đặt trên các phương tiện cơ giới, với chức năng hướng sự chú ý của người tham gia giao thông khi cảnh báo về mức độ nguy hiểm hay đơn giản là làm hiệu lệnh. Tuy nhiên, không ít người tham gia giao thông hiện nay sử dụng còi xe tùy tiện mà không nghĩ tới ảnh hưởng của nó.
Theo điểm d khoản 1 và khoản 2 Luật Giao thông đường bộ 2008, cả xe máy và xe ô tô đều phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa.
Trong đó, đèn pha là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa.
Căn cứ vào điểm g khoản 1 và khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;