Tai nạn lao động là một trong những vấn đề khiến người lao động, người sử dụng lao động cũng như nhiều người lo lắng. Bởi đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, sức khỏe và tính mạng của người lao động. Mặc dù rủi ro nghề nghiệp là điều không mong muốn nhưng chúng không thể đoán trước và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người lao động. Chia sẻ gánh nặng của người lao động, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những loại bảo hiểm xã hội hữu ích nhất hiện nay giúp người lao động vượt qua những khó khăn gặp phải. Bạn đọc hãy tham khảo mức trợ cấp cho NLD bị tai nạn lao động để sử dụng trong những trường hợp cần thiết nhé!
Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động là gì?
Căn cứ Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện để người lao động hưởng trợ cấp từ bảo hiểm tai nạn lao động như sau:
“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1.Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Theo đó, để được hưởng chế độ tai nạn lao động thì người lao động cần đáp ứng các điều kiện theo quy định nêu trên.
Tai nạn lao động xảy ra do lỗi người lao động thì người lao động có được nhận trợ cấp hay không?
Căn cứ Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
Trường hợp tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người lao động thì người lao động vẫn được nhận trợ cấp.
Mức trợ cấp cho người lao động trong trường hợp này bằng một khoản tiền ít nhất bằng 40% trong
- 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động;
- 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
Mức trợ cấp cho NLD bị tai nạn lao động là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trợ cấp tai nạn lao động như sau:
“Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động
3.Mức trợ cấp:
a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Ví dụ 2: - Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).
- Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:
Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).”
Như vậy, việc tính mức trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động được thực hiện theo phương pháp: Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô mới năm 2023
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán năm 2023
- Chuyển đất ở sang đất sản xuất kinh doanh có phải xin phép hay không?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mức trợ cấp cho NLD bị tai nạn lao động là bao nhiêu năm 2023?“ hoặc các dịch vụ khác như là tư vấn pháp lý về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 2 Điều 10 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg quy định hỗ trợ người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động như sau:
Hỗ trợ người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài
Tại Điều 3 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg quy định về thành lập Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước như sau:
Thành lập Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
1. Thành lập Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhằm hỗ trợ phát triển, ổn định và mở rộng thị trường; phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro đối với người lao động và doanh nghiệp; bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
2. Quỹ có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội, có trang thông tin điện tử.
3. Tên giao dịch tiếng Anh của Quỹ: Fund for Overseas Employment Support, viết tắt là FES.
Tại Điều 9 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc hỗ trợ người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Nguyên tắc hỗ trợ người lao động
1. Người lao động được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này khi đóng góp Quỹ đầy đủ. Thời điểm áp dụng hỗ trợ tính từ thời điểm người lao động đóng góp quỹ.