Chào Luật sư X, hôm qua khi lưu thông trên quốc lộ 1A để về nhà thì tôi đã vô tình va chạm với một chiếc xe máy đi cùng chiều. Chiếc xe đó tông vào xe tôi từ phía sau do người lái đang sử dụng điện thoại để gọi điện mà lơ là cảnh giác khi tham gia giao thông. Dù không gây huy hại gì nhiều nhưng thiết nghĩ việc sử dụng điện thoại khi lái xe là một hành vi huy hiểm, có thể gây ra tai nạn giao thông. Vậy hiện nay quy định mức xử phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy năm 2022 là bao nhiêu? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là sử dụng điện thoại khi lái xe?
Về nguyên tắc khi đang tham gia giao thông, nếu có nhu cầu sử dụng điện thoại thì phải tấp vào lề đường, dừng phương tiện thì mới đảm bảo an toàn giao thông nhưng ít khi lái xe chọn cách an toàn này, đặc biệt là các tài xế xe ôm công nghệ. Sử dụng điện thoại khi lái xe là việc người điều khiển phương tiện giao thông (xe máy, ô tô…) đang di chuyển trên đường mà vẫn sử dụng điện thoại di động.
Hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe là một trong những hành vi tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. Bởi khi sử dụng điện thoại (nghe cuộc gọi, lướt web, lướt facebook, nhắn tin…), người điều khiển giao thông không thể tập trung lái xe. Từ đó sẽ thiếu chú ý quan sát, không thể làm chủ được tốc độ, xử lý tình huống không tốt và gây ra tai nạn giao thông.
Theo Khoản 3, Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sử dụng điện thoại khi lái xe là một trong những hành vi không được thực hiện:
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
Có được sử dụng điện thoại khi lái xe máy không?
Về nguyên tắc khi đang tham gia giao thông, nếu có nhu cầu sử dụng điện thoại thì phải tấp vào lề đường, dừng phương tiện thì mới đảm bảo an toàn giao thông nhưng ít khi lái xe chọn cách an toàn này, đặc biệt là các tài xế xe ôm công nghệ. Sử dụng điện thoại khi lái xe là việc người điều khiển phương tiện giao thông (xe máy, ô tô…) đang di chuyển trên đường mà vẫn sử dụng điện thoại di động.
Hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe là một trong những hành vi tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. Bởi khi sử dụng điện thoại (nghe cuộc gọi, lướt web, lướt facebook, nhắn tin…), người điều khiển giao thông không thể tập trung lái xe. Từ đó sẽ thiếu chú ý quan sát, không thể làm chủ được tốc độ, xử lý tình huống không tốt và gây ra tai nạn giao thông.
Theo Khoản 3, Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sử dụng điện thoại khi lái xe là một trong những hành vi không được thực hiện:
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Như vậy, hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Mức xử phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy năm 2022
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
- Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.
(Theo điểm h khoản 4 và điểm b, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại điểm g khoản 34 và điểm c khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP))
Như vậy, người điều khiển xe có hành vi nghe điện thoại khi đi xe máy bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Bên cạnh đó, căn cứ tại Điểm b và Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng, nếu gây ra tai nạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.
Đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt như thế nào?
Bên cạnh mức xử phạt hành vi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông. Theo căn cứ tại Khoản 3, Điều 30, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;”
Theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Sử dụng tai nghe khi đi xe máy tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngoài ra, tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định này có quy định:
“10. Ngoài việc bị phạt tiền; người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, sử dụng tai nghe khi đi xe máy tham gia giao thông; sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời hành vi đeo tai nghe này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Có thể bạn quan tâm
- Quy định có làm căn cước công dân online được không năm 2022
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định mới 2022
- Đi làm căn cước công dân ở đâu theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là bài viết tư vấn về “Mức xử phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy năm 2022” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ xác nhận thông tin cư trú… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cảnh sát giao thông được quyền yêu cầu dừng xe nếu trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Bên cạnh đó có một số những trường hợp khác dù không nằm trên trường hợp trên Cảnh sát giao thông vẫn có thể yêu cầu dừng xe
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng điện thoại di động.
(Theo điểm h khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Như vậy, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe không được sử dụng điện thoại và tuân thủ theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp sai phạm dẫn đến việc bị xử phạt.
Đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng.
(Căn cứ Nghị định 100/2019/ND-CP)