Mang thai và sinh con là thiên chức cao cả của người phụ nữ. Chính vì vậy, kỳ nghỉ thai sản đã và đang được thực hiện trên phạm vi cả nước với tất cả phụ nữ đang trong tuổi lao động. Tuy nhiên; trong thời kỳ mang thai, tâm lý của người phụ nữ có sự thay đổi. Cần có người chồng bên cạnh chăm sóc. Bên cạnh đó, mang thai và sinh con là việc chung của hai người; không phải nhiệm vụ của người phụ nữ. Việc đề xuất về kỳ nghỉ thai sản cho nam giới đã được đưa ra và xem xét. Vậy hiện tại, nam giới có được nghỉ thai sản không? Việc nghỉ thai sản của nam giới được quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây:
“Chào luật sư; mình đang có vấn đề vướng mắc cần sự tư vấn của luật sư. Hiện tại, mình 23 tuổi; mình vừa kết hôn được 6 tháng. Chúng mình đều muốn tập trung cho sự nghiệp trước; bởi kinh tế của hai người đều chưa dư dả; có con bây giờ rất khó chăm sóc con. Cách đây 2 tuần mình có đi khám và phát hiện mình đã mang thai được 1 tháng. Hai bên nội ngoài đều ở xa nên không thể chăm sóc mình được. Chồng mình hiện tại cũng đang làm ở xa và khó sắp xếp về chăm sóc mình. Mình muốn hỏi liệu mình mang thai, chồng mình có được nghỉ không? Và chồng mình có thể nghỉ bao lâu?”
Căn cứ pháp lý
Định nghĩa kỳ nghỉ thai sản của nam giới?
Kỳ nghỉ thai sản là theo các quy định trước đó là kỳ nghỉ dành cho nữ giới; nhưng bây giờ, nam giới cũng có kỳ nghỉ này. Kỳ nghỉ thai sản đối với nữ giới kéo dài 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi, từ đứa con thứ 2 trở đi, cứ mỗi đứa con lao động nữ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Quy định của việc nam giới nghỉ thai sản
Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014; nam giới cũng được đóng bảo hiểm y tế dành cho kỳ nghỉ thai sản như nữ giới. Khi vợ sinh con, nam giới có thể được hưởng kỳ nghỉ thai sản như sau:
– Nếu người vợ sinh thường, nam giới được nghỉ 05 ngày.
– Nếu người vợ khi sinh con phải phẫu thuật, nam giới được nghỉ 07 ngày.
– Nếu người vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày; từ đứa thứ 3 trở đi; cứ 1 đứa con người chồng được thêm 03 ngày nghỉ.
– Nếu người vợ sinh từ 02 con trở lên mà phải phẫu thuật; người chồng được nghỉ 14 ngày.
Và thời hạn được nghỉ chế độ thai sản của nam giới là 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Bên cạnh đó, nếu nam giới nghỉ nhiều lần; thì lần nghỉ cuối cùng phải trong thời hạn 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Giải quyết tình huống
Luật sư xin phép tư vấn về trường hợp của bạn như sau: chồng bạn được hưởng kỳ nghỉ thai sản. Tuy nhiên thời hạn cho việc nghỉ này là 30 ngày đầu kể từ ngày bạn sinh. Trong suốt thời gian từ khi bạn mang thai đến khi sinh; chồng bạn có thể nghỉ nhiều lần; tuy nhiên lần nghỉ cuối cùng phải trong thời hạn 30 ngày đầu kể từ ngày bạn sinh con. Và thời gian nghỉ của chồng bạn sẽ dao động trong khoảng từ 5 ngày trở lên tùy thuộc vào việc bạn sinh mấy con và sinh theo hình thức gì.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian nghỉ chế độ thai sản 2019
- Công chức hưởng chế độ thai sản có được tính vào thời gian nâng bậc lương?
- Sinh con thứ ba có được hưởng bảo hiểm xã hội ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X đối với trường hợp của bạn. Để nhận được sự tư vấn chi tiết hơn cho trường hợp của mình; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Có thể là không vì việc quy định sinh con phải phẩu thuật là chỉ trong quá trình sinh con; người vợ phải mổ bắt thai. Việc nghỉ do sinh mổ lâu hơn nghỉ do sinh thường là do: khi sinh thường; tốc độ hồi phục nhanh hơn. Nếu sau khi sinh con xong; người vợ mới phải can thiệp y tế tiếp thì không tính vào trường hợp này.
Người chồng không được ly hôn với vợ khi người vợ đang mang thai; bởi theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con; hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Do đối tượng mà pháp luật muốn bảo vệ trong trường hợp này là người phụ nữ đang mang thai. Do phụ nữ khi mang thai có sự thay đổi mạnh mẽ về mặt tâm lý. Tâm lý của những người phụ nữ đang mang thai rất dễ chịu kích động. Vậy nên, kể cả người phụ nữ đang mang thai con của chồng hoặc mang thai hộ; người chồng đều không được yêu cầu ly hôn với vợ.
Tuy nhiên, người vợ đang mang thai vẫn có quyền yêu cầu ly hôn với chồng.