Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều so với các nước trong khu vực. Trung bình 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi từ 500-700 triệu USD để nhập thuốc bảo vệ thực vật. Trong số này, 48% là thuốc diệt cỏ, tương đương 19 nghìn tấn, còn lại là thuốc trừ sâu, trừ bệnh, khoảng trên 16 nghìn tấn. Khối lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trên 1ha cây trồng mỗi năm ở Việt Nam lên đến 2kg, trong khi một số nước khác trong khu vực chỉ từ 0,2-1 kg/ha. Còn theo Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân tổng lượng phân bón vô cơ các loại sử dụng vào khoảng 2,4 triệu tấn/năm, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn bao bì, vỏ hộp các loại trong khi lượng thuốc bảo vệ thực vật còn bám lại trên vỏ bao bì bình quân chiếm 1,85% tỷ trọng bao bì. Vậy thì chính phủ đã có nghị định gì về vấn đề này. Hãy cùng chúng tôi tim hiểu về Nghị định 04 về thuốc bảo vệ thực vật qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!
Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 04/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 03/01/2020 | Ngày hiệu lực: | 18/02/2020 | |
Ngày công báo: | 14/01/2020 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Mang sản phẩm động vật từ vùng có dịch vào Việt Nam bị phạt đến 30 triệu đồng
Đây là mức phạt mới được Chính phủ bổ sung tại Nghị định 04/2020/NĐ-CP; về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 31/2016/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y ngày 03/01/2020.
Theo đó, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính; về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu. Cụ thể, phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với người nhập cảnh; hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi mang theo sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế; hoặc chế biến từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch; bệnh động vật nguy hiểm trên loài động vật đó.
Bên cạnh đó, kể từ ngày Nghị định mới có hiệu lực, thêm trường hợp; bị phạt tiền từ 10 – 15% trị giá lô hàng (nhưng không vượt quá 50 triệu đồng); đó là đối với một trong các hành vi: Nhập khẩu sản phẩm động vật; bị biến đổi về màu sắc, mùi vị, tạp nhiễm côn trùng, chảy nước; không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
Ngoài ra, Nghị định cũng tăng mức phạt tiền lên 50 – 60 triệu đồng; đối với hành vi vi phạm mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng; trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng; có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định; khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra; hoặc quyết định đình chỉ vụ án đối với hành vi đưa vào lãnh thổ Việt Nam bệnh phẩm và các tác nhân gây bệnh cho động vật; mà không được phép của cơ quan thú y có thẩm quyền.
Nghị định 04 về thuốc bảo vệ thực vật có hiệu lực từ ngày 18/02/2020.
Nghị định này làm hết hiệu lực một phần Nghị định 31/2016/NĐ-CP và Nghị định 90/2017/NĐ-CP.
Tải xuống Nghị định 04/2020/NĐ-CP
Nội dung về mức xử phạt
Để nâng cao năng suất cây trồng ngoài các yếu tố như giống, phân bón; thì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đóng vai trò quan trọng trong việc; ngăn chặn, khống chế sự phát sinh, phát triển; của các đối tượng gây hại, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán thuốc BVTV; không đúng quy định, thuốc ngoài danh mục, thuốc hết hạn sử dụng vẫn còn diễn ra.
Để quản lý tốt việc buôn bán thuốc BVTV Chính phủ vừa ban hành; Nghị định số 04/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của; Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ; và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017; của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Cụ thể, Nghị định số 04/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều; của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong đó, sửa đổi, bổ sung vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành; vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác; như: Lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc y tế, thuốc thú y;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với; quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá dưới 5.000.000 đồng;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi Giấy chứng nhận; đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn;
d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán thuốc bảo vệ; thực vật theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá; từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật; cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng đến dưới 3 kilôgam (hoặc 3 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không; có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
d) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá dưới 5.000.000 đồng […..].
8. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các; hành vi vi phạm; sau đây: a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật; cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm trở lên trong trường hợp; cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không; khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật; được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên; hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định; tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật khi cơ quan tiến hành tố tụng; có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra; hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
Ngoài các mức phạt tiền trên còn có mức phạt bổ sung khác nhau tùy vào hành vi vi phạm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Nghị định 04 về thuốc bảo vệ thực vật”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; trích lục quyết định ly hôn tìm hiểu về; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thuốc BVTV là tên gọi chung để chỉ các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm mục đích ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, cho nông lâm sản hay để điều hòa, kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ đồng ruộng cho đến kho bảo quản.
Đặc biệt, thuốc BVTV bắt buộc phải được đăng ký vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.
Phân định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường
1. Những người có thẩm quyền của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả hạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả
3. Những người có thẩm quyền của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả
4. Những người có thẩm quyền của Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả
5. Những người có thẩm quyền của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả
Phạt tiền đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép có giá trị dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”