Nghị định 101 năm 2020 của chính phủ có hiệu lực từ bao giờ?

bởi VanAnh
Nghị định 101 năm 2020

Pháp luật Việt Nam đã ban hành một số thông tư nghị định quy định rất rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; tại Nghị định 123/2016/NĐ-CP. Qua một thời gian áp dụng thì Nghị định này bộc lộ một số điểm chưa hợp lý. Vì vậy Chính phủ đã ban hành Nghị định Nghị định 101 năm 2020 để sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 123/2016/NĐ-CP. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu Nghị định 101/2020 nhé.

Nghị định 101 năm 2020

Nghị định số 123/2016 quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về pháp luật; về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; về hợp tác quốc tế; cải cách hành chính; về quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công; về doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác; về hội, tổ chức phi chính phủ; tổ chức bộ máy, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập; cán bộ, công chức, viên chức; kiểm tra, thanh tra và về quản lý tài chính, tài sản.

Ngày 28/08/2020 Chính phủ ban hành nghị định 101/2020/NĐ-CP; sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 123/2016; quy định quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Nghị định 101 năm 2020 của Chính phủ

Thuộc tính của Nghị định 101 năm 2020

Số hiệu:101/2020/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:28/08/2020Ngày hiệu lực:15/11/2020
Ngày công báo:11/09/2020Số công báo:Từ số 865 đến số 866
Tình trạng:Còn hiệu lực

Theo đó Nghị định 101/2020 Sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 13 của nghị định 123/2016 như sau:

“1. Trình Chính phủ:

a) Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ và của cơ quan thuộc Chính phủ được phân công quản lý;

b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, gồm: Tổng cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là tổng cục), vụ và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là vụ), cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là cục).

Nghị định 101 năm 2020 của chính phủ có hiệu lực từ bao giờ?

2. Trình Thủ tướng Chính phủ:

a) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục thuộc bộ;

c) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, tổ chức thuộc tổng cục gồm: vụ và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là vụ), cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là cục).

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Nghị định 100 năm 2020 về giao thông

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Có hiệu lực từ 01/01/2020

Thuộc tính của văn bản như sau:

Số hiệu:100/2019/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:30/12/2019Ngày hiệu lực:01/01/2020
Ngày công báo:08/01/2020Số công báo:Từ số 21 đến số 22
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Đối tượng áp dụng

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

  • Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
  • Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
  • Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
  • Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
  • Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Thông tư 101 năm 2020 của Bộ tài chính

Ngày 23/11/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 101/2020/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

Theo đó, mức thu phí, lệ phí trong công tác thú y thực hiện theo quy định tại Biểu phí, lệ phí trong trong công tác thú y ban hành kèm theo Thông tư 101, đơn cử như:
 
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; thủy sản nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất (gồm kho ngoại quan), chuyển cửa khẩu là 40.000 đồng/lần;

– Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y là 50.000 đồng/lần;

– Phí kiểm tra lâm sàn trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, đà điểu là 50.000 đồng/xe ô tô hoặc xe chuyên dụng;

– Phí kiểm tra lâm sàng lợn là 60.000 đồng/xe ô tô hoặc xe chuyên dụng;

– Phí kiểm tra lâm sàng hổ, báo, voi, hươu, nai, sư tử, bò rừng và động vật khác có khối lượng tương đương là 300.000 đồng/xe ô tô hoặc xe chuyên dụng;…

Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

Thông tư này áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí, lệ phí trong công tác thú y, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2021

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nghị định 101 năm 2020 ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ; dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nghị định 101/2020 có hiệu lực từ khi nào?

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

Nghị định 101/2020 sửa đổi Điều 13 quy định về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập ra sao?

Sửa đổi khoản 6 Điều 13 như sau:
“6. Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm