Nghị định 123 năm 2016

bởi Liên

Nghị định số 123/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 01/9/2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2016, thay thế cho Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ; bãi bỏ các quy định trước đây trái với nghị định này.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 123/2016/NĐ-CP

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hoá đơn chứng từ

Nghị định 123 năm 2016

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:

  • Nghị định này quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
  • Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ thực hiện theo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ.
  • Các quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ tại nghị định này không áp dụng đối vơi Bộ Quốc phong, Bộ Công an.
  • Tên của Bộ và tên của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ được dịch ra tiếng nước ngoài để giao dịch quốc tế theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

Những điểm đáng chú ý của Nghi định số 123 năm 2016

– Về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Bộ được quy định tại Điều 5 của Nghị định 123 năm 2016 với 4 nguyên tắc cơ bản:

  • Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng; đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong mọi hoạt động của Bộ.
  • Tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
  • Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
  • Công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của Bộ.

– Về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm: pháp luật; hợp tác quốc tế; cải cách hành chính; quản lý Nhà nước; quản lý doanh nghiệp; kiểm tra, thanh tra;… được quy định cụ thể từ Điều 6 đến Điều 16.

– Về cơ cấu tổ chức, được quy định chi tiết từ Điều 17 đến Điều 23

– Về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng được quy định từ Điều 24 đến Điều 29.

Có thể thấy rằng, những điểm mới trong Nghị định 123 năm 2016 đã và đang góp phần trong việc xây dựng hệ thống hành chính hoàn thiện và tốt đẹp hơn; đáp ứng được các yêu cầu trong việc xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị định 123 năm 2016 của chính phủ

Nghị định 123 năm 2016 của chính phủ bao gồm 5 chương và 32 Điều luật. Nội dụng của Nghị định 123 năm 2016 được quy định cụ thể như sau:

Xem và tải xuống nội dung của Nghị định123/2016/NĐ-CP

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Download nghị định 123 năm 2020

Nghị định 123 năm 2020 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP Quy định về hóa đơn, chứng từ. Được ban hành ngày 19/10/2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2022. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ.

Nghị định 123 năm 2016

Một số điểm nổi bật của Nghị định 123 năm 2020

  • Thay thế cho một số nghị định trước đó bắt đầu kể từ ngày 01/7/2022 bao gồm các nghị định như sau: Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 04/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.
  • Bãi bỏ khoản 12 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.

Xem và tải xuống nội dung Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thông tin liên hệ

Luật Sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thành lập công ty, thủ tục xin giải thể công ty, thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng doanh nghiệp,….Hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cơ cấu tổ chức của Bộ là gì?

Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 123/2016/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức của Bộ được quy định như sau
1. Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm:
a) Vụ;
b) Văn phòng;
c) Thanh tra;
d) Cục (nếu có);
đ) Tổng cục (nếu có);
e) Đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, gồm:
a) Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực;
b) Báo, tạp chí; Trung tâm Thông tin;
c) Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện thuộc Bộ.
3. Số lượng cấp phó của người đứng đầu văn phòng, thanh tra, vụ, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.

Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm