Theo quy định của pháp luật Việt Nam, muốn kết tội một người trong vụ án hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được người đó có tội. Vậy cụ thể pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Đối tượng chứng minh trong Tố tụng hình sự
Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự là tất cả những vấn đề mà Luật tố tụng hình sự quy định cần phải làm rõ để xác định bản chất vụ án hình sự và các tình tiết khác có liên quan. Và dựa trên cơ sở chứng minh đó các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra bản án và các quyết định tố tụng phù hợp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Căn cứ vào Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về chứng cứ ta có thể suy ra những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự, bao gồm những vấn đề sau:
– Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
– Ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, do lỗi cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không, mục đích hoặc động cơ phạm tội;
– Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can; bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
– Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
– Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
– Những tình tiết khác có liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự; miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt.
Trong một số các trường hợp đặc biệt còn có những vấn đề cần chứng minh khác.
Nghĩa vụ chứng minh
Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về trách nhiệm chứng minh tội phạm như sau: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội; tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội”.
Như vậy việc chứng minh các đối tượng cần chứng minh trong một vụ án hình để nhằm làm sáng tỏ bản chất của vụ án thuộc về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; người bị buộc tội không có trách nhiệm chứng minh điều này.
Mặc dù theo quy định của Luật thì bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội nhưng có quyền đưa ra các chứng cứ và yêu cầu để chứng minh là mình không có tội hoặc đưa ra các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Việc đưa ra các chứng cứ yêu cầu chứng chứng minh là quyền của bị can, bị cáo và Luật tố tụng hình sự có những quy định cụ thể để đảm bảo cho họ thực hiện các quyền này của mình.
Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự
Chứng minh là việc sử dụng các chứng cứ để làm sáng tỏ vụ án, sáng tỏ bản chất của vụ án. Việc thu thập chứng cứ được dùng làm căn cứ để chứng minh là một quá trình phản ánh nhận thức của con người từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều và từ hiện tượng đến bản chất. Quá trình chứng minh bao gồm các bước như sau:
Thu thập chứng cứ
Thu thập chứng cứ là việc ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ của cơ quan tiến hành tố tụng làm cho chứng cứ có đầy đủ giá trị chứng minh và hiệu quả sử dụng, việc thu thập chứng cứ phải được tiến hành bằng những biện pháp của Luật tố tụng hình sự và do người tiến hành tố tụng thực hiện mới đảm bảo là chứng cứ có giá trị chứng minh.
Khi thu thập chứng cứ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có thái độ khách quan, toàn diện, thu thập hết các loại chứng cứ từ các nguồn khác nhau và đúng các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật để tránh việc thu thập một cách tràn lan, đồng thời không bỏ xót chứng cứ. Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.
Kiểm tra chứng cứ
Chứng cứ khi được thu thập thì không được sử dụng ngay mà phải tiến hành kiểm tra để xác định tính xác thực và hợp pháp của chứng cứ. Điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về kiểm tra, đánh giá chứng cứ, cụ thể như sau:
- Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra; đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra; đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án.
Việc để kết luận hành vi của một người nào đó là tội phạm có liên quan đến những quyền lợi thiết thân của con người; thậm chí quyền được sống, do vậy chứng cứ khi sử dụng phải được kiểm tra xác minh. Việc tiến hành kiểm tra chứng cứ được tiến hành bằng các biện pháp sau:
– Phân tích từng thuộc tính của chứng cứ xem xét các thuộc tính đó có đảm bảo giá trị chứng minh hay không và có phù hợp với thực tế khách quan hay không;
– So sánh, đối chiếu giữa các chứng cứ có thể thu thập được với nhau xem có phù hợp không; nếu có mâu thuẫn thì do đâu và các chứng cứ thu thập được có phù hợp với thực tiễn diễn biến của vụ án hay không;
– Tìm các chứng cứ mới để làm sáng tỏ những chứng cứ vừa thu thập được
Đánh giá chứng cứ
Đánh giá chứng cứ là hoạt động phân tích của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm xác định giá trị chứng minh của chứng cứ đối với những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án hình sự. Việc đánh giá chứng cứ phải dựa vào các quy định của Luật hình sự về tội phạm và hình phạt; trên cơ sở đó xác định giá trị chứng minh của các chứng cứ về sự việc phạm tội; các dấu hiệu của cấu thành tội phạm, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự…
Nội dung đánh giá chứng cứ là xác định giá trị và ý nghĩa của chứng cứ trong mối quan hệ với đối tượng chứng minh nên phải đánh giá từng chứng cứ trong mối quan hệ với đối tượng chứng minh nên phải đánh giá từng chứng cứ; sau đó đánh giá toàn bộ chứng cứ để rút ra kết luận về vụ án.
Đánh giá tổng hợp chứng cứ là xem xét toàn bộ các chứng cứ đã thu thập được nhằm xác định đã có đủ hồ sơ để chứng minh tội phạm hay chưa. Trên cơ sở đánh giá mối quan hệ giữa các chứng cứ đối chiếu với thực tế khách quan xem có phù hợp hay không để đưa ra các kết luận về vụ án.
Xem thêm: Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội là gì?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về khái niệm chứng cứ. Theo đó, chứng cứ là phương tiện khẳng định các sự kiện; hiện tượng nhất định nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, đồng thời loại trừ; phủ định những sự kiện; hiện tượng đã không xảy ra trong thực tế.
Theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, giá trị chứng cứ của bản ghi âm sẽ được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi; tính toàn vẹn của bản ghi âm; người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. Sau đó, việc bản ghi âm “lén” có phải là chứng trong vụ án hình sự hay không là do Tòa án quyết định.
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.