Người gây oan sai phải đền bù bao nhiêu?

bởi

Dù ngành tư pháp Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, song vẫn còn tồn tại những vụ án oan sai, gây nhức nhối và bức xúc trong dư luận. Nhà nước đã phải đứng ra đền bù cho người bị thiệt hại để làm dịu bớt nỗi đau cho họ. Thế còn những cá nhân trực tiếp mắc lỗi thì sao? Họ có phải bồi thường không?

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:

Căn cứ:

  • Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
  • Nghị định 68/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Làm sai thì phải đền. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch trong đời sống hàng ngày. Khi cơ quan nhà nước phạm phải sai lầm, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì Nhà nước phải đứng ra bồi thường.

Vậy còn người thi hành công vụ đã trực tiếp mắc sai phạm gây ra thiệt hại thì sao? Họ sẽ phải bồi hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số tiền mà nhà nước đã phải chi trả đền bù (theo điều 65 Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước)

Điều 64. Nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ

1. Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

2. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì những người đó có nghĩa vụ hoàn trả tương ứng với mức độ lỗi của mình và thiệt hại mà Nhà nước phải bồi thường.

Vậy mức hoàn trả là bao nhiêu? Điều này được quy định tại nghị định 68/2018/NĐ-CP. Sẽ có hai trường hợp xảy ra, tùy vào mức độ lỗi, số tiền nhà nước phải bồi thường và mức lương của người thi hành công vụ:

Người thi hành công vụ phạm lỗi cố ý nhưng chưa phải truy cứu hình sự:

  • Số tiền Nhà nước đã bồi thường cao hơn 100 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại: Mức hoàn trả là 50 tháng lương của người đó;
  • Số tiền Nhà nước đã bồi thường từ trên 80 đến 100 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả: Mức hoàn trả là từ 40 đến dưới 50 tháng lương của người đó nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
  • Số tiền Nhà nước đã bồi thường từ 60 đến 80 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả: Mức hoàn trả là từ 30 đến dưới 40 tháng lương của người đó nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
  • Số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 60 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả: Mức hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.

Người thi hành công vụ phạm lỗi vô ý:

  • Số tiền Nhà nước đã bồi thường cao hơn 10 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả: Mức hoàn trả là 05 tháng lương của người đó;
  • Số tiền Nhà nước đã bồi thường từ trên 08 đến 10 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả: Mức hoàn trả là 04 tháng lương của người đó;
  • Số tiền Nhà nước đã bồi thường từ 06 đến 08 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả: Mức hoàn trả là 03 tháng lương của người đó;
  • Số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 06 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả: Mức hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.

Hi vọng các cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan,…. luôn cẩn trọng trong lời nói và hành vi, tránh để gây ra hậu quả đáng tiếc khi làm công vụ

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm