Người giúp việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?

bởi Luật Sư X
Người giúp việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Đối với lao động là người giúp việc gia đình, bảo hiểm xã hội cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy người lao động là người giúp việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2012
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014
  • Nghị định 27/2014/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Người sử dụng lao động và người lao động là người giúp việc gia đình đều phải tham gia bảo hiểm xã hôi

Lao động là người giúp việc gia đình là lao động thường xuyên làm các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Bao gồm: Người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động; người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động. Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

Căn cứ theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình và hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hàng ngày và chỗ ở.

 

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì có thể khẳng định rằng lao động là người giúp việc gia đình và người sử dụng lao động đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

…..

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động”.

 

Như vậy, cả người sử dụng lao động và người lao động là người giúp việc gia đình đều phải tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Lao động là người giúp việc gia đình không được trực tiếp đóng bảo hiểm xã hội bởi người sử dụng lao động

Như đã nêu trên, cả người sử dụng lao động và người lao động là người giúp việc gia đình đều phải tham gia bảo hiểm xã hội và căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Tuy nhiên, do tính chất của công việc, cũng như tính chất của người sử dụng lao động đó là một gia đình, chỉ thuê người làm việc nhà…nên Bộ luật lao động có quy định dễ dàng hơn cho người sử dụng lao động trong trường hợp này.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 181 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ: “Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm”.

Bên cạnh đó, Điều 19 Nghị định 27/2014/NĐ-CP cũng có quy định: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội để người lao động tự lo bảo hiểm”.

Như vậy, thông qua các quy định trên của pháp luật, có thể khẳng định rằng người sử dụng lao động vẫn phải chi trả số tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động, nhưng việc chi trả này được thực hiện một cách gián tiếp, đó là trả cho người lao động để họ tự thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội. 

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về tư vấn các vấn đề lao động tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm