Người giúp việc có được tự ý nghỉ việc không?

bởi Hoàng Hà
Người giúp việc có được tự ý nghỉ việc không?

Người giúp việc, hay được gọi bằng cái tên quen thuộc đầy mến yêu là “Oshin”, ngày càng trở thành một thành viên không thể thay thế trong gia đình. Thậm chí, ở nhiều gia đình chủ nhà còn phải tìm mọi cách để giữ chân Oshin.

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:

Căn cứ:

  • Bộ luật lao động 2012
  • Nghị định 27/2014/NĐ-CP
  • Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH

Nội dung tư vấn

Người giúp việc là một nghề đặc biệt, có những quy định pháp luật riêng điều chỉnh. Nếu trong quá trình làm việc xảy ra vấn đề thì người giúp việc có thể tự ý nghỉ việc không?

1. Nghĩa vụ phải báo trước khi muốn nghỉ việc

Người giúp việc hoàn toàn có thể tự nghỉ việc, nhưng chỉ trong một số trường hợp nhất định và phải báo trước cho chủ nhà (theo điều 11 nghị định 27/2014/NĐ-CP). Cụ thể thời gian báo trước trong từng trường hợp như sau:

Báo trước 15 ngày:

  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do

Báo trước 3 ngày:

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc theo hợp đồng lao động;
  • Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng kỳ hạn theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
  • Không được bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh theo hợp đồng lao động;
  • Bị ốm đau, tai nạn không thể tiếp tục làm việc.

Không cần báo trước:

  • Bị người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, dùng vũ lực hoặc cưỡng bức lao động;
  • Khi phát hiện thấy điều kiện làm việc có khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe của bản thân, đã báo cho người sử dụng lao động biết mà chưa được khắc phục;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

Người giúp việc hoàn toàn có thể tự ý nghỉ việc, miễn là tuân thủ đúng nghĩa vụ báo trước.

2. Xử phạt nếu nghỉ việc không báo trước

Tuy nhiên, nếu không báo trước thì người giúp việc sẽ bị phạt. Theo điều 9 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH thì người giúp việc sẽ phải chịu phạt theo 4 hình thức:

  • Không được trợ cấp thôi việc
  • Bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Cứ mỗi ngày không báo trước thì sẽ phải bồi thường 1 ngày lương theo hợp đồng lao động.
  • Phải hoàn trả chi phí hỗ trợ học nghề, học văn hóa (nếu có) cho chủ nhà, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác

Có thể thấy pháp luật khá ưu ái cho người giúp việc. Âu cũng là dễ hiểu vì đây là công việc đặc thù, vất vả, dễ bị xâm phạm quyền lợi.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102 
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm