Các trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu

bởi Hoàng Hà

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động nên khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu thì sẽ mang đến các hậu quả pháp lý cho các bên. Vậy trong các trường hợp nào thì hợp đồng lao động sẽ bị vô hiệu?

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Hợp đồng vô hiệu được hiểu là hợp đồng tuy được hai bên ký kết, đồng thuận và thông qua nhưng lại không được pháp luật công nhận trên thực tế, điều này dẫn đến việc không có hiệu lực (vô hiệu) của hợp đồng. Sẽ có hai trường hợp về hợp đồng vô hiệu: Vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. 

1. Hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ

Hợp đồng vô hiệu toàn bộ được hiểu là toàn bộ bộ nộp dung của hợp đồng này không được pháp luật công nhận và có hiệu lực thực thi trên thực tế. Hợp đồng lao động bị vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 50 Bộ luật Lao động, cụ thể như sau:

Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;
b) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;
c) Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm;
d) Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

Các nội dung của hợp đồng lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 23 Bộ luật Lao động bao gồm:

Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Nếu tất cả các nội dung trên đều trái với quy định của pháp luật thì sẽ bị vô hiệu toàn bộ còn nếu chỉ có một hoặc một số nội dung trái thì sẽ vô hiệu từng phần sai đó.

Về người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền thì đã được hướng dẫn bởi Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH mà theo đó tại Khoản 1 Điều 14 có liệt kê những người có thẩm quyền ký kết như sau:

Bên người sử dụng lao động:

  • Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
  • Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã;
  • Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc người được người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức ủy quyền đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có sử dụng lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động;
  • Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền đối với cơ quan, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại điện của nước ngoài hoặc quốc tế đóng tại Việt Nam;
  • Chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động;
  • Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Bên người lao động:

  • Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
  • Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;
  • Người lao động được nhóm người lao động ủy quyền giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản, kèm theo danh sách họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động ủy quyền.

Cuối cùng, nếu nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động thì hợp đồng đó cũng bị vô hiều toàn phần. Bởi vì những quyền đó là quyền cơ bản của người lao động, tổ chức công đoàn là cơ chế đối trọng với chính người chủ doanh nghiệp để cân bằng lợi ích của các bên. Do đó nếu người lao động không được thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn thì có nghĩa là đã thiếu sự cân bằng quyền lợi và về lâu dài sẽ có rất nhiều tranh chấp nhỏ lẻ xảy ra.

2. Hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần

Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần có nghĩa là trong toàn thể hợp đồng thì chỉ có một số phần của hợp đồng được pháp luật công nhận, phần còn lại, hoặc một phần nào đó không có hiệu lực. Quy định này  Được cụ thể tại Khoản 2 Điều 50 Bộ luật Lao động như sau:

Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu

2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Như đã phân tích ở trên, nếu chỉ một hoặc một số phần trong nội dung của hợp đồng trái pháp luật và không ảnh hưởng đến các phần khác thì chỉ những phần sai đó bị vô hiệu và các phần còn lại vẫn được thực hiện bình thường.

3. Trường hợp khác

Một quy định khác của vô hiệu hợp đồng lao động được quy định tại Khoản 3 Điều 50 Bộ luật Lao động liên quan đến mối quan hệ giữa nội dung hợp đồng và pháp luật, nôi quy lao động và thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng.

Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu

3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.

Nội dung quy định này là sự thể hiện rằng nhà nước có sự quan tâm và bảo vệ tối đa các quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động, buộc người sử dụng lao động phải thực sự có trách nhiệm đối với quyền lợi người lao động.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư lao động tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm