Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em thông thường sẽ do cha hoặc mẹ thực hiện. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng dễ quy định. Trên thực tế, tồn tại rất nhiều trường hợp khó xử lý. Vậy nên, những quy định của pháp luật phải có tính ứng dụng cao. Và Nhà nước thường xuyên phải đưa ra những nghị định, thông tư để kịp điều chỉnh những tình huống mới phát sinh. Vậy những ai được đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Mới đây, vụ việc về am “Tịnh thất bồng lai” gây xôn xao dư luận. Được biết, am “Tịnh thất bồng lai nổi tiếng và được nhiều người biết đến sau khi năm chú tiểu của am này chiến thắng cuộc thi “Thách thức danh hài”. Ban đầu, 5 chú tiểu này được giới thiệu là trẻ mồ côi. Tuy nhiên, gần đây; xuất hiện nhiều nghi vấn cho rằng những chú tiểu này là con của một “sư thầy” trong am. Khi được hỏi tới, các ni cô trong am vẫn khẳng định trẻ em trong am là trẻ mồ côi và được các ni cô đăng ký khai sinh cho. Đặt ra câu hỏi những ai được đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi?”
Căn cứ pháp lý
Đối tượng được đăng ký cấp giấy khai sinh
Thường đối tượng được đăng ký cấp giấy khai sinh thường là trẻ em mới sinh. Tuy nhiên, trên thực tế; còn rất nhiều trường hợp dù đã lớn nhưng vẫn chưa có giấy khai sinh. Và theo quy định tại Điều 6 Luật Hộ tịch năm 2014; đối tượng được đăng ký cấp giấy khai sinh bao gồm: công dân Việt Nam; người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam.
Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Được biết, thẩm quyền đăng ký khai sinh trong đa phần các trường hợp đều là UBND xã. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP; thẩm quyền đăng ký khai sinh gồm có:
- Đối với những trường hợp thông thường, đặc biệt: UBND cấp xã.
- Đối với những trường hợp có yếu tố nước ngoài: UBND cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014; nội dung đăng ký khai sinh bao gồm:
- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch.
- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú.
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
Trách nhiệm đăng ký khai sinh
Theo quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014, chủ thể có trách nhiệm đăng ký khai sinh gồm có:
- Cha hoặc mẹ của trẻ chưa khai sinh.
- Ông, bà, người thân thích khác của trẻ chưa khai sinh.
- Cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em.
Giấy tờ cần nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh
Giấy tờ cần nộp
Đối với trường hợp khai sinh không có yếu tố nước ngoài cần nộp các loại giấy sau: tờ khai theo mẫu; giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Đối với trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngoài cần nộp các loại giấy sau: tờ khai theo mẫu; giấy chứng sinh. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.
Giấy tờ cần xuất trình
Theo đó, để đăng ký khai sinh cần xuất trình những giấy tờ sau: hộ chiếu; chứng minh nhân dân; thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trường hợp hai người là vợ chồng đi đăng ký khai sinh cho con cần có giấy chứng nhận kết hôn.
Thủ tục đăng ký khai sinh
Thủ tục đăng ký khai sinh phải qua những bước sau:
- Nộp tờ khai, giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
- Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Thủ tục đăng ký khai sinh đối với trẻ bị bỏ rơi
Đối với trẻ bị bỏ rơi, thủ tục đăng ký khai sinh sẽ tương tự. Tuy nhiên, việc đăng ký khai sinh đối với trẻ bị bỏ rơi sẽ có sự khác biệt như sau:
- Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi thông báo cho UBND cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi.
- Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
- Biên bản này sẽ được niêm yết 7 ngày tai trụ sở UBND.
- Hết hạn niêm yết mà chưa có thông tin về bố mẹ của trẻ; cá nhân, tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ sẽ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ. Tuy nhiên, trường hợp trẻ bi bỏ rơi khi đi đăng ký khai sinh; phần khai về cha, mẹ, dân tộc sẽ được bỏ trống. Trong Sổ hộ tích sẽ được ghi là “Trẻ bị bỏ rơi”.
Giải quyết tình huống
Từ đó có thể thấy, đối với trường hợp trẻ bị bỏ rơi; tổ chức, cá nhân đang nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có thể đăng ký khai sinh cho trẻ. Nhưng phần khai sinh cho trẻ sẽ được bỏ trống phần thông tin của cha, mẹ, dân tộc. Và trong Sổ hộ tịch, các em sẽ được chú thích là “Trẻ bị bỏ rơi”. Không tồn tại trường hợp tổ chức, cá nhân đang nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bị bỏ rơi khi đăng ký khai sinh lại ghi tên cá nhân nuôi dưỡng vào mục cha, mẹ trong giấy khai sinh.
Vậy nên, có thể thấy, việc am “Tịnh thất bồng lai” nói về việc trong giấy khai sinh của các em có tên của các sư cô là do các sư cô đi đăng ký khai sinh cho các cháu là không đúng với sự thật.
Có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú thực hiện thế nào?
- Đăng ký khai sinh cho con khi chưa kết hôn, thủ tục thực hiện thế nào ?
- Cha mẹ được nhờ người khác đăng ký khai sinh cho con không?
- Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thực hiện như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Những ai được đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Cha mẹ chưa đăng ký kết hôn vẫn có thể đăng ký khai sinh cho con. Trong trường hợp cha mẹ đã đăng ký kết hôn rồi khi đi đăng ký khai sinh cho con phải đem theo giấy chứng nhận kết hôn.
Trong trường hợp cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi theo đúng pháp luật; được pháp luật công nhận thì có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi và ghi tên vào mục cha, mẹ của trẻ bị bỏ rơi.