Nội dung ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông là gì?

bởi Hương Giang
Nội dung ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông

Theo quy định, ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Vậy có được ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông không? Nội dung ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông bao gồm những gì ? Mẫu giấy ủy quyền giải quyết vi phạm giao thông là mẫu nào? Tại bài viết sau đây của Luật sư X, chúng tôi sẽ làm rõ những thắc mắc về vấn đề liên quan đến nội dung ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Căn cứ pháp lý

Ủy quyền là gì?

Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.

Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).

Giấy ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền có 2 trường hợp xảy ra:

  • Ủy quyền đơn phương, tức Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
  • Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá.

Hình thức ủy quyền

Hình thức ủy quyền hiện nay được thể hiện gián tiếp tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hạn đại diện, cụ thể: Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo quy định nêu trên, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng cũng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết vi phạm giao thông

Hiện nay không có văn bản quy định về Mẫu giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông do vậy quý độc giả có thể tham khảo nội dung mẫu sau đây.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————————

GIẤY ỦY QUYỀN

         Hôm nay, ngày …… tháng …. năm ……….. tại: ………………….

Người ủy quyền:

Ông/Bà : …………………………………………………………………………

Sinh năm : ……………………………………………………………………..

Căn cước công dân số: …………… cấp ngày…………… do Cục cảnh sát …………………
Nơi cư trú: …………………………………………………………………………

Người ủy quyền là người bị lập Biên bản vi phạm hành chính số: ………./BB-VPHC, quyển số: ….. do Công an ……….. lập ngày …./…/20……..

Người được ủy quyền:

Ông/Bà : …………………………………………………………………………..

Sinh năm : …………………………………………………………………………

Căn cước công dân số: …………… cấp ngày…………… do Cục cảnh sát …………………
Nơi cư trú: …………………………………………………………………………

Nội dung ủy quyền: Người ủy quyền giao cho người được ủy quyền đại diện người ủy quyền liên hệ với Phòng cảnh sát giao thông – Trạm cảnh sát giao thông ….., tỉnh/thành phố …., các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân có liên quan để: tham gia giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nêu trên, nhận bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe, nhận lại xe, giấy phép lái xe và các giấy tờ khác có liên quan, nộp phạt, lệ phí theo Biên bản vi phạm hành chính nêu trên.

Phạm vi ủy quyền: Người được ủy quyền có quyền đại diện người ủy quyền thực hiện việc nộp hồ sơ, lập văn bản, ký tên vào các giấy tờ có liên quan đến nội dung được ủy quyền, nộp phí, lệ phí, nhận bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe, nhận lại xe, giấy phép lái xe và các giấy tờ khác có liên quan.

Thù lao ủy quyền: Không có thù lao.

Thời hạn ủy quyền: ….. (….) tháng, kể từ thời điểm giấy ủy quyền này được công chứng.

Giấy ủy quyền được lập thành 03 bản, người ủy quyền giữ 02 bản, 01 bản lưu tại cơ quan công chứng.

Người ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên)Người được ủy quyền (Ký, ghi rõ họ tên)

Có đi giải quyết vi phạm giao thông thay được không?

Nội dung ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông
Nội dung ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 138 Bộ luật dân sự quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:

Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Do đó, có thể nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông cho mình.

Cần lưu ý khi làm văn bản ủy quyền phải có dấu xác nhận chữ ký của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng.

Trong văn bản ủy quyền cần ghi cụ thể thông tin của người ủy quyền và người được ủy quyền và cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật;

– Biên bản xử phạt vi phạm giao thông;

– Bản sao chứng thực Giấy CMND/CCCD của người ủy quyền;

– Bản chính CMND/CCCD của người được ủy quyền.

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?

Theo quy định Tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định như sau:

Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.

Như vậy khi vi phạm giao thông tùy từng trường hợp cụ thể sẽ nộp phạt tại chỗ trực tiếp đối với những trường hợp vi phạm có thể nộp phạt tại chỗ theo quy định hoặc nộp vào Kho bạc nhà nước, nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích như bưu điện.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Nội dung ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến max số thuế cá nhân, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Giấy ủy quyền có thời hạn bao lâu?

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về giấy ủy quyền, mà quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng.
Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:
– Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;
– Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;
– Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Một số lưu ý đối với hợp đồng ủy quyền?

– Khi thỏa thuận thời hạn của hợp đồng ủy quyền, các bên cần lưu ý thỏa thuận một ngày, tháng, năm cụ thể hoặc một số lượng ngày, tháng hoặc năm tính từ mốc ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng ủy quyền.
– Các bên có thể thỏa thuận hợp đồng ủy quyền sẽ đương nhiên bị chấm dứt trong các trường hợp:
+ Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
+ Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Người đại diện không còn đủ điều kiện phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện;
+ Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

Thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết một vụ tai nạn giao thông như thế nào? 

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 63/2020/TT-BCA thì thời hạn để điều tra, xác minh và giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ được quy định như sau:
– Nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn 07 ngày; 
– Trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông;
– Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. 
– Khi kết thúc thời hạn điều tra, xác minh thì lực lượng Cảnh sát giao thông phải ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông và tiến hành xử lý theo quy định pháp luật hành chính. 
Như vậy, đối với vụ tai nạn giao thông bình thường thì thời hạn điều tra sẽ là 07 ngày, trong một số trường hợp vụ việc phức tạo thì có thể lâu hơn nhưng không được quá 30 ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm