Quyền đối với giống cây trồng bao gồm những nội dung nhất định do pháp luật quy định. Giống như các loại quyền sở hữu trí tuệ khác, để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội, quyền đối với giống cây trồng cũng có những giới hạn nhất định. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua tình huống sau đây: “Xin chào Luật sư! Tôi muốn hỏi là tác giả giống cây trồng và chủ bằng bảo hộ có thể là 2 chủ thể khác nhau phải không? Có hạn chế nào đối với quyền nào theo quy định hiện nay không? Cảm ơn luật sư trả lời!”
Căn cứ pháp lý
Quyền đối với giống cây trồng là gì?
Hiện chưa có quy định pháp luật nào định nghĩa tài sản trí tuệ mà chỉ nhắc đến tài sản trí tuệ như “một khái niệm phổ thông và được thừa nhận chung”. Dưới góc độ tài sản, tài sản trí tuệ có thể được hiểu là là một loại tài sản gắn liền với trí tuệ, hình thành từ hoạt động trí tuệ của con người. Theo từ điển tiếng Việt trí tuệ được hiểu là phần suy nghĩ, tư duy của con người, bao gồm những khả năng tưởng tượng, ghi nhớ, phê phán, lý luận, thu nhận tri thức,…có thể tiến lên tới phát minh khoa học, sáng tạo nghệ thuật.
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong đó:
– Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
– Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Nội dung quyền đối với giống cây trồng
Quyền tác giả giống cây trồng
Tác giả giống cây trồng có các quyền sau đây:
– Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng;
– Nhận thù lao theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 191 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Quyền của chủ bằng bảo hộ
– Chủ bằng bảo hộ có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ:
+ Sản xuất hoặc nhân giống;
+ Chế biến nhằm mục đích nhân giống;
+ Chào hàng;
+ Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác;
+ Xuất khẩu;
+ Nhập khẩu;
+ Lưu giữ để thực hiện các hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ.
– Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng đối với vật liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ đã có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống nhưng không thực hiện.
– Ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Điều 188 của Luật Sở hữu trí tuệ.
– Để thừa kế, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Chương XV của Luật Sở hữu trí tuệ.
Mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ
Quyền của chủ bằng bảo hộ được mở rộng đối với các giống cây trồng sau đây:
– Giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc chủ yếu từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.
Giống cây trồng được coi là có nguồn gốc chủ yếu từ giống được bảo hộ, nếu giống cây trồng đó vẫn giữ lại biểu hiện của các tính trạng thu được từ kiểu gen hoặc sự phối hợp các kiểu gen của giống được bảo hộ, trừ những tính trạng khác biệt là kết quả của sự tác động vào giống được bảo hộ;
– Giống cây trồng không khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo hộ;
– Giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ.
Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ:
– Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ;
– Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;
– Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Quyền tạm thời đối với giống cây trồng
– Quyền tạm thời đối với giống cây trồng là quyền của người đăng ký bảo hộ giống cây trồng phát sinh từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố đến ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong trường hợp giống cây trồng không được cấp Bằng bảo hộ thì người đăng ký bảo hộ không có quyền này.
– Trong trường hợp người đăng ký biết giống cây trồng đăng ký bảo hộ đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc đã nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng, trong đó ghi rõ ngày nộp đơn và ngày mà đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố để người đó chấm dứt việc sử dụng giống cây trồng hoặc tiếp tục sử dụng.
– Trong trường hợp đã được thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 189 Luật Sở hữu trí tuệ mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng giống cây trồng thì khi Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp, chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người đã sử dụng giống cây trồng phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đó trong
Giới hạn quyền đối với giống cây trồng
Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
– Các hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ:
+ Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;
+ Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thử nghiệm;
+ Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng khác, trừ trường hợp quy định tại Điều 187 của Luật Sở hữu trí tuệ;
+ Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.
– Quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây:
+ Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đó;
+ Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.
Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng
– Chủ bằng bảo hộ có các nghĩa vụ sau đây:
+ Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì mức trả thù lao phải tuân theo quy định của pháp luật;
+ Nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định;
+ Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng và duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo quy định.
– Tác giả giống cây trồng có nghĩa vụ giúp chủ bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.
Mời bạn tham khảo
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tác giả giống cây trồng có các quyền sau đây:
– Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng;
– Nhận thù lao theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 191 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Quyền tạm thời đối với giống cây trồng là quyền của người đăng ký bảo hộ giống cây trồng phát sinh từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố đến ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong trường hợp giống cây trồng không được cấp Bằng bảo hộ thì người đăng ký bảo hộ không có quyền này.
Không! Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ.