Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực (mônhọc/hoạt động giáo dục) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức và kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết. Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp qua bài viết dưới đây.
Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
Dạy học tích hợp là một trong những xu hướng dạy học tất yếu và phù hợp với định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học. Việc xây dựng các chuyên đề tích hợp liên môn để tổ chức các hoạt động dạy học không chỉ tối ưu hóa hoạt động học tập của học sinh mà còn là cơ sở để rèn luyện, phát triển những năng lực của học sinh thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ gắn liền với thực tiễn trong các kế hoạch dạy học các chuyên đề tích hợp liên môn. Thông qua việc nghiên cứu lí luận về DHTH, qui trình xây dựng nội dung chủ đề tích hợp liên môn và thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp. Qui trình này đã được hướng dẫn giáo viên áp dụng xây dựng và thử nghiệm dạy học ở trường phổ thông. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định hướng đi đúng đắn trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV THPT.
Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để hiện thực mục tiêu đó, nội dung học vấn phổ thông thường bao gồm nhiều môn học khác nhau. Tuy nội dung các môn học và nhiệm vụ của chúng có thể khác nhau, song chúng vẫn có những mối quan hệ nhất định, nhiều khi là rất chặt chẽ. Chính đặc trưng này của học vấn phổ thông đã giúp phát triển toàn diện nhân cách của HS, cũng là biểu hiện quan trọng của chất lượng giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học (DH) các môn học nói chung, môn vật lí nói riêng, việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của môn học, cũng như khai thác mối quan hệ giữa các môn học đã không được quan tâm đúng mức. Điều đó dẫn đến chất lượng giáo dục phổ thông, mà biểu hiện cụ thể thường là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế, cũng như năng lực giải quyết vấn đề của HS bị hạn chế. Góp phần khắc phục những hạn chế này của chất lượng giáo dục phổ thông, nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến đã nghiên cứu và vận dụng lý thuyết sư phạm tích hợp hay dạy học tích hợp (DHTH). Bài báo này mong muốn góp phần làm rõ khái niệm DHTH, vì sao phải thực hiện DHTH và nêu một số kết quả nghiên cứu vận dụng DHTH vào thực tế dạy học môn vật lí ở trường phổ thông.
Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp
Theo UNESCO, DHTH được định nghĩa như sau: “Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác của các khoa học khác nhau”. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực (mônhọc/hoạt động giáo dục) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức và kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết.
Năng lực dạy học tích hợp bao gồm các chỉ số cần đạt được theo chuẩn đầu ra cho SV các khối ngành sư phạm trong đào tạo giáo viên THPT là:
- Phân tích khả năng tích hợp của một chủ đề, chương của môn học.
- Lập một bảng ma trận thể hiện nội dung tích hợp đã lựa chọn.
- Thiết kế một số hoạt động để tổ chức DHTH của chủ đề, chủ điểm hay chương
đã lựa chọn để dạy tích hợp. - Soạn kế hoạch DHTH.
- Thực hiện kế hoạch đã soạn trong thực hành, trong thực tập sư phạm
Theo DHTH ở mức độ thấp mà GV ở các trường phổ thông trước đây và hiện nay vẫn đang tiến hành là lồng ghép, liên hê những nội dung giảngdạy có liên quan vào quá trình dạy học một môn học. Ở mức độ cao hơn là DHTH liên môn: xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau . Ở mức độ cao nhất là DHTH xuyên môn: Các môn học hòa trộn vào nhau thành một chỉnh thể thống nhất có logic khoa hoc̣ .
Lí do cần thiết xây dựng chủ đề tích hợp liên môn
Tuy có mối liên hệ với nhau nhưng chương trình các môn học hiện hành có tính độc lập tương đối, được thiết kế theo mạch kiến thức môn học trên nguyên tắc kiến thức được học trước là cơ sở của những kiến thức được học sau.
Vì thế, một số nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các môn học đó gây ra sự chồng chéo , quá tải . Không những thế, thời điểm dạy học những kiến thức đó ở các môn học khác nhau là khác nhau, đôi khi thuật ngữ khoa hoc̣ không đồng nhất , gây khó khăn cho học sinh. Chính vì vậy, cần tìm ra những kiến thức chung, để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp, liên môn.
Quy trình xây dựng nội dung các chủ đề tích hợp liên môn
- Quy trình xây dựng một chủ đề tích hợp gồm:
- Bước 1: Nghiên cứu lí luận về dạy học tích hợp.
- Bước 2: Phân tích chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau có gắn kết chặt chẽ tự nhiên với nhau trong các môn học của chương trình, hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, đất nước và có thể là những vấn đề nóng đang được quan tâm của toàn cầu để xây dựng chủ đề/bài học tích hợp.
- Bước 3: Xác định chủ đề tích hợp, bao gồm tên bài học và lĩnh vực thuộc môn học nào, đóng góp của các môn đó vào bài học. Dự kiến thời gian cho chủ đề tích hợp.
- Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng năng lực hình thành và phát triển cho HS.
- Bước 5: Xây dựng các nội dung chính trong bài học tích hợp. Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp.
- Bước 6: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng và các hướng dẫn về nguồn tài liệu bổ trợ, các phương tiện kĩ thuật cho HS thực hiện nội dung các chủ đề tích hợp.
- Bước 7: Xây dựng các tiêu chí đánh giá nội dung các chủ đề tích hợp đã xây dựng và tính hiệu quả của chúng trong việc hình thành và phát triển năng lực cho HS trong dạy học. Đề xuất các cải tiến cho phù hợp với thực tế.
Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn
- Trên cơ sở nội dung các chủ đề tích hợp liên môn đã xây dựng, giáo viên tiến hành tổ chức dạy học theo qui trình gồm 3 bước:
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề: Sử dụng nội dung chủ đề đã xây dựng, kết hợp với một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực của HS.
- Bước 2: Thiết kế tiến trình dạy học: Bao gồm các bước để thực hiện kế hoạch dạy học
- Bước 3: Thực hiện kế hoạch dạy học các chủ đề theo các tiến trình đã thiết kế. Đánh giá theo các tiêu chí về năng lực cần hình thành và điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng HS và đặc điểm vùng miền, …
Mời bạn xem thêm:
- TIÊU CHUẨN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG 2 THEO QUY ĐỊNH NĂM 2022
- KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH NĂM 2022
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Nội dung xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty, công ty tạm ngưng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Phương pháp dạy học tích hợp là phương pháp giáo viên hướng dẫn, tổ chức triển khai học viên dữ thế chủ động, phối hợp và khai thác tri thức, kỹ năng và kiến thức đã có từ vốn sống, vốn văn hóa truyền thống, từ những phân môn khác ứng dụng vào phân môn đang giảng dạy nhằm mục đích mục tiêu nâng cao hiệu suất cao tiết học theo nhu yếu, mục tiêu đề ra.
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.