Ở tù sẽ bị tước những quyền gì?

bởi Hương Giang
Ở tù sẽ bị tước những quyền gì

Bạn đang thắc mắc không biết liệu người phạm tội đang chấp nhận hình phạt tù có bị tước đi quyền công dân nào không? Bạn băn khoăn không biết liệu đi tù về có mất quyền công dân không? Ở tù sẽ bị tước những quyền gì? Đi tù có được đăng ký kết hôn không? Đi tù sẽ bị hạn chế những quyền công dân nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi, Luật sư X sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề nêu trên ngay sau đây.

Cơ sở pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Ở tù có thể bị tước những quyền gì?

Theo khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên, người bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác… sẽ bị tước một hoặc một số quyền công dân từ 01 – 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Quy định cụ thể về tước các quyền này được nêu tại Luật thi hành án Hình sự 2019. Cụ thể:

Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước

Theo Điều 126 thì trong thời gian bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước.

Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước

Quy định tại Điều 127, trong thời gian bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước, người chấp hành án không được dự tuyển hoặc tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước.

Nếu người chấp hành án đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì cơ quan nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước đối với người đó.

Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân

Căn cứ Điều 128, trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân, dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân.

Đi tù bị hạn chế những quyền công dân nào?

Theo Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015, công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

– Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

– Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Ngoài ra, người đi tù bị hạn chế nhiều quyền lợi khác như:

Hạn chế quyền tự do đi lại và cư trú​

Hiến pháp 2013 quy định: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Tuy nhiên, khi bị phạt tù, người phải chấp hành án phạt này đương nhiên bị hạn chế quyền tự do đi lại và cư trú.

Không được thành lập, quản lý doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, người bị phạt tù bị hạn chế nhiều quyền trong thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể:- 

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù… không được thành lập doanh nghiệp (Điều 17);

– Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình;- Trường hợp thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty (Điều 53);

– Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách nếu đang chấp hành án phạt tù (Điều 185)…

Bị hạn chế quyền lao động

Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Ở tù sẽ bị tước những quyền gì
Ở tù sẽ bị tước những quyền gì

Bị tước quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân

Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định, những người sau đây không được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân:

– Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

– Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.

– Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.Như vậy, đang ngồi tù bị hạn chế quyền này.

Không được thi công chức, có thể bị “đuổi” khỏi công chức

 Khoản 2 Điều 36 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích thì không được đăng ký dự tuyển công chức.

Như vậy người bị kết án mà chưa hết thời gian được xóa án tích thì không được thi tuyển công chức.

Ngoài ra, Luật cán bộ, công chức và viên chức sửa đổi 2019 cũng quy định, tùy theo hành vi mà người bị kết án tù còn có thể bị xử lý kỷ luật theo những hình thức khác như thôi việc, thôi giữ chức vụ, đình chỉ công tác, …

Đi tù có được đăng ký kết hôn không?

Hiện nay, Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ quy định các hành vi liên quan đến đăng ký kết hôn sau đây bị cấm:

– Kết hôn giả tạo;

– Cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn;

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác;

– Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha mẹ với con nuôi; đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

– Yêu sách của cải trong kết hôn.Ngoài ra, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.

Như vậy, nếu đủ điều kiện kết hôn thì pháp luật không cấm bạn kết hôn với người đang chấp hành án phạt tù.

Tuy nhiên, bạn sẽ bị “vướng” ở thủ tục đăng ký kết hôn. Hiện nay, thủ tục đăng ký kết hôn có thể thực hiện online, nhưng Thông tư 04/2020/TT-BTP yêu cầu khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt. Trong khi đó, người đang chấp hành án phạt tù lại không thể được ra ngoài nếu chỉ để đăng ký kết hôn.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề Ở tù sẽ bị tước những quyền gì?. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về báo cáo tài chính năm,  Giấy phép sàn thương mại điện tử, công chứng ủy quyền tại nhà, phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đi tù về có mất quyền công dân không?

Theo quy định của Bộ luật hình sự, người bị áp dụng hình phạt tù, tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội mà có thể bị xem xét áp dụng các hình phạt bổ sung, trong đó bao gồm cả việc hạn chế một số quyền công dân như bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định…
Bên cạnh đó, khi đang chấp hành hình phạt tù, công dân Việt Nam sẽ bị tước một số quyền công dân. Cụ thể theo Điều 44 Bộ luật Hình sự năm 2015 gồm:
– Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
– Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
– Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Như vậy, chỉ khi người phạm tội bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội phạm mà Bộ luật Hình sự quy định mới bị tước một hoặc một số quyền công dân trong thời gian từ 01 – 05 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Người phạm tội có thể sẽ bị tước những quyền công dân nào?

Về vấn đề này thì tại Khoản 1 Điều 45 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Điều 44. Tước một số quyền công dân
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Như vậy, theo quy định này thì người phạm tội có thể sẽ bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước hoặc quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc tất cả quyền này.
Bên cạnh đó, thời hạn bị tước một số quyền công dân của người phạm tội là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Khi nào bị tước quyền công dân? Thời hạn tước quyền công dân?

Theo quy định, tước quyền công dân chỉ là hình phạt bổ sung sau khi đã có hình phạt chính. Thời hạn tước quyền công dân từ 01 tới 05 năm và thường được áp dụng đối với các tội liên quan tới xâm phạm an ninh quốc gia như tội gián điệp, tội phản bội tổ quốc, bạo loạn, khủng bố…

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm