Thủ tục khai sinh cho con là thủ tục phổ biến và là yêu cầu bắt buộc khi em bé ra đời. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà có nhiều trường hợp ông bà đi đăng ký khai sinh cho cháu. Vậy điều này có hợp pháp không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự 2015;
- Luật hộ tịch 2014;
- Nghị định 110/2013/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Ông bà đi đăng ký khai sinh thay được không?
Khai sinh là quyền của mọi cá nhân. Đây là quyền cơ bản của mỗi con người và được pháp luật cụ thể hóa tại Điều 30 Bộ Luật dân sự 201:
“Điều 30: Quyền được khai sinh, khai tử
1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
2. Cá nhân chết phải được khai tử.
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.
Đồng thời theo Điều 15 Luật Hộ tịch 2014, trong thời hạn 60 ngày thì, những người có trách nhiệm phải đi đăng ký khai sinh cho con:
“Điều 15: Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em”.
Từ quy định của pháp luật, những chủ thể có quyền và trách nhiệm đăng ký khai sinh có thể là bố mẹ, ông/ bà/người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em. Như vậy, có thể trả lời thắc mắc trên là pháp luật hoàn toàn cho phép ông bà có thể đăng ký khai sinh thay. Nên tránh trường hợp khai sinh muộn, quá thời gian 60 ngày theo quy định có thể bị xử phạt.
Thủ tục ông bà đi đăng ký khai sinh
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết
Người đi đăng ký khai sinh chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Bản chính Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp).
Lưu ý: Nếu không có giấy chứng sinh khi tự sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp trẻ em sinh ra do mang thai hộ).
- Các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân;
- Giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn);
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cha, mẹ: Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính)
- Văn bản ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền)
Lưu ý: Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ. Những trường hợp khác văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Theo quy định của luật Hộ tịch 2014, thì UBND xã phường có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra trên địa bàn mình quản lý. Do đó. UBND có thẩm quyền quản lý ở đây có thể là UBND nơi cha mẹ đăng ký thường trú, tạm trú, hoặc UBND xã nơi trẻ đang sinh sống thực tế. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, phải nộp hồ sơ đến cơ quan đăng kí hộ tịch UBND cấp xã/ phường nơi cư trú của cha hoặc mẹ để thực hiện đăng ký khai sinh, người nhận hồ sơ đăng ký khai sinh là công chức tư pháp – hộ tịch.
Bước 3: Nhận giấy khai sinh
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh là trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc. Lưu ý: Giấy khai sinh chỉ được cấp 01 bản chính, bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh. Trong trường hợp bản chính bị thất lạc thì chỉ có thể được làm lại bản sao (trích lục giấy khai sinh).Như vậy, ông bà hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục khai sinh thay tại UBND xã/ phường phù hợp theo quy định của pháp luật.
Hi vọng bài viết “Ông bà đi đăng ký khai sinh thay cho cháu được không” sẽ có ích!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký khai sinh của Luật sư X: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Từ quy định của pháp luật, những chủ thể có quyền và trách nhiệm đăng ký khai sinh có thể là bố mẹ, ông/ bà/người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em. Như vậy, có thể trả lời thắc mắc trên là pháp luật hoàn toàn cho phép ông bà có thể đăng ký khai sinh thay. Nên tránh trường hợp khai sinh muộn, quá thời gian 60 ngày theo quy định có thể bị xử phạt.
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết; Bước 2: Nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ; Bước 3: Nhận giấy khai sinh
UBND cấp xã phường nơi mẹ hoặc cha đăng ký hộ khẩu hoặc tạm trú có quyền thụ lý giải quyết vụ việc.