Phá máy ATM bị xử lý như thế nào?

bởi TranThiThuTrang
Phá máy ATM bị xử lý như thế nào?

Vào ngày 19/12/2022 vừa qua; trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra vụ việc anh Ngô Dức Dũng 44 tuổi thực hiện hành vi phá máy ATM vì “ngứa mắt”. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết: Phá máy ATM bị xử lý như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nội dung tư vấn

Tóm tắt vụ việc

Ngày 19/2; sau chầu nhậu, Dũng đi bộ về nhà. Khi qua cây ATM đặt tại thị trấn Nghèn, Dũng bẻ gãy cọc sắt mà chính quyền dùng để cắm cờ ở bên đường, sau đó đập hỏng màn hình.

Từ trình báo của ngân hàng, sau vài tiếng điều tra, Dũng bị cảnh sát bắt. Nhà chức trách xác định, thiệt hại Dũng gây ra gần 100 triệu đồng.

Tại cơ quan điều tra, Dũng khai sống một mình, vợ đi nước ngoài nhiều năm không về nên nảy sinh tâm lý buồn bực, chán nản, thường xuyên tìm đến rượu để giải khuây. Ngày 19/2, sau chầu nhậu, khi đi qua cây ATM, thấy màn hình của máy nhấp nháy thì “ngứa mắt, khó chịu”.

Cảnh sát cho hay, Dũng có biểu hiện loạn thần do uống rượu.

Ngày 20/2, Dũng, 44 tuổi, trú thị trấn Nghèn, bị Công an huyện Can Lộc khởi tố, bắt giam về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản, theo điều 178 Bộ luật Hình sự.

Phá máy ATM bị xử lý như thế nào?
Hình ảnh nghi can Dũng

Phá máy ATM bị xử lý như thế nào?

Như vậy; hành vi phá máy ATM sẽ bị xử lý hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015.

Cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Chủ thể của tội phạm: là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên; những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015.

Khách thể của tội phạm: tội phạm này xâm phạm quan hệ sở hữu được pháp luật bảo vệ.

Mặt khách quan:

  • Hành vi hủy hoại tài sản làm tài sản lâm vào tình trạng mất hẳn giá trị sử dụng của nó; không thể khôi phục lại được.
  • Hậu quả: làm giá trị sử dụng của tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại. Thiệt hại gây ra phải từ 2 triệu đồng trở lên. Trường hợp dưới 2 triệu đồng thì hậu quả người phạm tội gây ra phải rất nghiêm trọng hoặc người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự; hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trên với lỗi cố ý. Mục đích: nhằm hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Phá máy ATM bị xử lý như thế nào?
Hình ảnh minh họa hành vi phá máy ATM.

Hình phạt tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó; người phạm tội trên có thể bị áp dụng một trong các khung hình phạt sau:

Khung hình phạt thứ nhất

Thứ nhất; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

– Làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản có giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng

– Tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa 

– Làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính trước đó về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội phạm này, chưa được xóa án tích mà vẫn vi phạm;
  • Làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình người bị hại; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Khung hình phạt thứ hai

Thứ hai; phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu phạm tội này mà thuộc một trong các trường hợp sau đây

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Gây thiệt hại cho tài sản với giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại cho tài sản là bảo vật quốc gia;
  • Sử dụng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác để phạm tội;
  • Phạm tội nhằm che giấu tội phạm khác;
  • Phạm tội vì lý do công vụ của người bị hại;
  • Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt thứ ba

Thứ ba, phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thiệt hại cho tài sản vói giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Khung hình phạt thứ tư

Thứ tư; phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:

  • Gây thiệt hại cho tài sản với giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại cho tài sản với giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Hình phạt bổ sung

Bên cạnh đó, người phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản còn có thể bị áp dụng một số hình phạt bổ sung như

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Phá máy ATM bị xử lý như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cố ý làm hư hỏng tài sản là gì?

Cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là hành vi cố ý với mục đích làm cho tài sản của người khác giảm đi đáng kể giá trị sử dụng của tài sản.

Hủy hoại tài sản là gì?

Hủy hoại tài sản của người khác là hành vi cố ý với mục đích làm cho tài sản của người khác không thể sử dụng được; hoặc làm mất đi giá trị sử dụng của tài sản. Mọi công dân đều có quyền được bảo vệ đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Bất cứ người nào có hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác; đều bị xử lý theo quy định pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm