Phải bật đèn xin nhan khi nào? Không bật đèn xin nhan bị phạt bao nhiêu?

bởi
Phải bật đèn xin nhan khi nào? Không bật đèn xin nhan bị phạt bao nhiêu?

Người dân thường bị bối rối, không biết khi nào phải bật đèn tín hiệu. Việc sử dụng đèn xi nhan đúng cách, đúng lúc không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho người lái xe, hạn chế va chạm mà còn giúp người lái xe tránh bị xử phạt. Vậy khi nào phải bật đèn xin nhan? Không bật đèn xin nhan bị phạt bao nhiêu tiền. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý:

  • Luật giao thông đường bộ năm 2008;
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn:

1. Phải bật đèn xin nhan khi nào?

Theo quy định của luật giao thông đường bộ năm 2008 thì các trường hợp sau phải bật đèn xin nhan:

  • Chuyển làn đường: “Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.(Điều 13)
  •  Vượt xe khác:Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. (Khoản 1 Điều 14)
  •  Chuyển hướng xe:Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.(Điều 15)
  •  Cho xe chuyển bánh từ vị trí đậu, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đậu xe: “Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây: a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;(Điều 18)

2. Phải bật đèn xin nhan cách bao xa

Luật an toàn giao thông không quy định về khoảng cách xi nhan trước khi chuyển hướng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, để người phía sau nhận định được hướng di chuyển của xe trước và giảm thiểu tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông nên bật xi nhan trước khoảng 25-30m và sau khi rẽ, duy trì thêm 5-10m.

3. Không bật đèn xin nhan bị phạt bao nhiêu tiền

3.1. Đối với ô tô

Mức xử phạt được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; (Điểm d Khoản 1 Điều 5);
  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (Điểm c Khoản 3 Điều 5)
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tước quyền tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc (Điểm g Khoản 5 Điều 5)
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tước quyền tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe không có báo hiệu trước khi vượt (Điểm d Khoản 5 Điều 5)

3.2. Đối với xe máy

Mức xử phạt được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau

  • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt; (Điểm b Khoản 1 Điều 6)
  • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước (Điểm i Khoản 1 Điều 6)
  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (Điểm a Khoản 3 Điều 6)

Bài viết trên đây của luật sư X đã giải đáp thắc mắc về phải bật đèn xin nhan khi nào, mức xử phạt đối với hành vi không bật đèn xin nhan. Luật sư X rất mong bài viết có ích với bạn!

Câu hỏi thường gặp:

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”đường cong có phải xin nhan không?” answer-0=”Khi đi theo đường cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) thì vẫn xem là đang đi trên một đoạn đường thẳng, theo một hướng, không hề gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại thì không phải bật đèn tín hiệu. Nói tóm lại nếu đoạn đường cong đó có 2 ngã rẽ trái phải, hướng cong là hướng phải là đường cùng mức, bên trái là đường rẽ nhỏ thì không cần phải xi nhan, trừ có biển báo rẽ hình chữ Y là buộc phải xi nhan báo mình rẽ hướng nào để xe đằng sau biết.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”xin nhan chậm có bị phạt không?” answer-1=”Trường hợp bật xi nhan chậm, tức đang chuyển hướng xe hoặc chuyển làn đường được một đoạn rồi mới nhớ bật xi nhan, người điều khiển phương tiện vẫn có thể bị phạt như trường hợp không bật. Khi đó, người điều khiển phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”xe bị hỏng xin nhan thì bị phạt không?” answer-2=”Trường hợp xe bị hỏng xin nhan thì người điều khiển xe có bị xử phạt cụ thể: “Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số: 100/2019/NĐ-CP:”1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;”.” image-2=”” headline-3=”h4″ question-3=”cảnh sát giao thông được phạt tối đa bao nhiêu?” answer-3=”Theo điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân tối đa 40 triệu đồng với vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Tuy nhiên cảnh sát giao thông chỉ được phạt tại chỗ tối đa 250.000 đồng.” image-3=”” count=”4″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm