Đất đai là tài nguyên có giá trị lớn của con người, vấn đề đất đai bao giờ cũng là chủ đề nóng được mọi người quan tâm nhiều tới. Nhà nước luôn tạo điều kiện để người sử dụng đất phát triển đất đai và có những chính sách khuyến khích người dân phát triển, bảo vệ quỹ đất từ trước đến nay để đảm bảo nền kinh tế ổn định. Một trong những chính sách hỗ trợ người sử dụng đất trong việc sử dụng đất đó chính là quy định thời hạn sử dụng đất nói chung, đất trồng cây lâu năm nói riêng… điều này tạo điều kiện để người dân yên tâm canh tác và khai thác đất một cách hiệu quả nhất. Vậy pháp luật quy định về thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm hiện nay như thế nào? Khi hết hạn thì việc thực hiện gia hạn, mức phí gia hạn đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới dây.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về đất trồng cây lâu năm như thế nào?
– Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013
– Đất trồng cây lâu năm được quy định cụ thể tại Phụ lục số 1 thuộc Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai, cụ thể:
Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm :
+ Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa,…;
+ Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài,…;
+ Cây dược liệu lâu năm: là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm,…;
+ Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
Phân biệt đất trồng cây lâu năm với các loại đất nông nghiệp khác
Đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm
– Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một (01) năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá năm (05) năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
– Sự khác biệt lớn nhất giữa đất trồng cây lâu năm và hàng năm có lẽ là thời gian sinh trưởng của cây. Đất trồng cây hàng năm thì trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng không quá một năm, đối với đất trồng cây lâu năm thì trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng từ trên một năm trở lên.
Đất trồng cây lâu năm và đất vườn
Hiện nay Luật đất đai 2013 không có quy định khái niệm đất vườn. Nhưng trên thực tế có thể hiểu đất vườn tạp là khái niệm được dùng từ thời điểm xưa, chỉ diện tích đất vườn gắn liền với đất ở thuộc khuôn viên của mỗi hộ gia đình trong các khu dân cư trồng xen kẽ giữa các loại cây hàng năm với cây lâu năm hoặc giữa các cây lâu năm mà không thể tách riêng để tính diện tích cho từng loại.
– Điểm khác biệt lớn nhất giữa đất trồng cây lâu năm và đất vườn ở đây chính là mục đích sử dụng đất. Đất vườn có thể trồng cả cây lâu năm và có thể trồng cây hàng năm. Còn đất trồng cây lâu năm thì chỉ có thể trồng những loại cây trồng một lần nhưng sinh trưởng và thu hoạch trong nhiều năm.
Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm?
Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm được quy định tại Điều 126 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
“1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.
2. Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.”
Như vậy, theo quy định của luật đất đai thì thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể là đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất hoặc cho thuê đất là tối đa 50 năm. Điều này được hiểu rằng sổ đỏ hoặc sổ hồng cấp cho loại đất trông cây lâu năm chỉ cho phép người sử dụng đất thực hiện quyền của người sử dụng đất chiếm hữu, quản lý, sử dụng và định đoạt đất trong vòng 50 năm.
Lưu ý: Để xác định được thời hạn sử dụng đất của đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu, người dân có thể xem tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chi tiết xem tại thông tin thửa đất nằm tại trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ghi mục thời gian sử dụng đất. Hoặc người dân có thể kiểm tra bằng cách trực tiếp lên Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương để kiểm tra. Từ đó, người sử dụng đất chủ động nắm bắt được tình hình thửa đất mình sử dụng ra sao, tránh trường hợp hết hạn sử dụng đất sẽ không thực hiện được các giao dịch liên quan đến đất đai.
Phí gia hạn đất trồng cây lâu năm hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay người nộp hồ sơ gia hạn đất trồng cây lâu năm sẽ được cơ quan Tài nguyên môi trường thông báo về các khoản thuế phí phải nộp khi nộp hồ sơ xin gia hạn đất trồng cây lâu năm. Về cơ bản sẽ có 02 loại thế phí bắt buộc phải đóng như sau:
- Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: 15.000 đồng/lần.
- Phí thẩm định: 1.000 đồng/m2 nhưng tối đa không vượt quá 5.000.000 đồng/hồ sơ
Tất cả các khoản nộp sẽ có biên lai, người nộp hồ sơ phải giữ đầy đủ. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc các vấn đề liên quan đến pháp lý thì những biên lai thuế phí khi gia hạn đất trồng cây lâu năm sẽ có giá trị.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục xin xác định ranh giới đất hiện nay
- Căn cứ xác định đất có tranh chấp hiện nay
- Thời hạn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất là bao lâu?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Phí gia hạn đất trồng cây lâu năm năm 2023 là bao nhiêu?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến giá đền bù tài sản trên đất hiện nay. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân:
+ Không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
+ Không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Việc xác định đất có thời hạn sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất; là căn cứ để tiến hành thực hiện thủ tục hành chính như thu hồi đất hay khiếu nại hành chính đất đai; xác định tính hợp pháp của việc thu hồi đất có đúng hay không…
Câu trả lời là KHÔNG. Theo Luật đất đai 2013 thì một trong các nguyên tắc được đặt ra là sử dụng đất đúng mục đích. Với từng loại đất thì mục đích sử dụng sẽ được ghi trên giấy chứng nhận sử dụng đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ thể sử dụng đất và được ghi là “ Đất trồng cây lâu năm” cho cá nhân hoặc hộ gia đình.
Chính vì vậy không thể xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm nếu trong trường hợp muốn xây dựng nhà thì phải đi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất Đai 2013.