Để hỗ trợ cho người lao động cũng như nhằm tăng sự thu hút đối với người lao động, thì thường các doanh nghiệp sẽ quy định về chế độ phụ cấp ăn trưa trong nội quy, quy chế của mình. Vậy mức phụ cấp ăn trưa 2021 mà người lao động được hưởng là bao nhiêu? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019;
- Thông tư 22/2008/TTBLĐTBXH;
- Thông tư 26/2016/TTBLĐTBXH.
Nội dung tư vấn
Phụ cấp ăn trưa là gì?
Phụ cấp ăn trưa là một trong những khoản phụ cấp lương; mà người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động chi trả chi phí ăn giữa ca làm việc.
Thường thì người sử dụng lao động sẽ chỉ phụ cấp ăn trưa đối với người lao động làm việc toàn thời gian – “full time” (cả ca sáng và ca chiều).
Còn đối với người lao động làm việc bán thời gian – “part time”; thì thường sẽ không được hỗ trợ khoản tiền này.
Mức phụ cấp
Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Điều 103. Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019; thì chế độ phụ cấp ăn trưa của người lao động do người sử dụng lao động; và người lao động thỏa thuận ghi nhận trong hợp đồng lao động; thỏa ước tập thể lao động.
Trên thực tế, các chế độ phụ cấp lương sẽ do người sử dụng lao động trực tiếp quy định; trong quy chế nội bộ của đơn vị (Quy chế tiền lương/ Quy chế trả lương).
Tuy nhiên, đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; thì mức phụ cấp ăn giữa ca được pháp luật quy định là không quá 730.000 đồng/ người/ tháng. (khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH).
Chế độ ăn giữa ca trong công ty Nhà nước; và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty Nhà nước; và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; sẽ được thực hiện theo Thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH.
Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo chế độ phụ cấp ăn trưa 2021
Ăn theo ngày thực tế làm việc; kể cả ngày làm thêm; (đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn do công ty lựa chọn nhưng tối đa không quá 8 giờ/ ngày).
Ngày không làm việc; kể cả ngày nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ phép, nghỉ không hưởng lương; thì không ăn giữa ca và không được thanh toán tiền.
Những ngay làm việc không đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn; dưới 50% số giờ tiêu chuẩn; thì không ăn giữa ca.
Ngoài những nguyên tắc trên; công ty có thể quy định thêm các nguyên tắc khác; nếu xét thấy có lợi cho việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với hiệu quả sản xuất; kinh doanh của công ty.
Đối với những công ty sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn; không thể đưa chi phí ăn giữa ca vào giá thành; hoặc chi phí kinh doanh; thì công ty phải tìm mọi biện pháp giảm các chi phí khác; để có nguồn tổ chức ăn giữa ca. Trường hơp công ty đã tìm mọi biện pháp để tiết kiệm các chi phí khác; nhưng vẫn không đủ nguồn; thì Giám đốc công ty trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở; tạm thời chưa thực hiện chế độ ăn giữa ca.
Tổ chức thực hiện chi trả phụ cấp ăn trưa 2021
Căn cứ vào mức ăn giữa ca quy định; công ty có trách nhiệm phải tổ chức ăn giữa ca cho người lao động, không được phát tiền. Trường hợp đặc biệt không thể tổ chức ăn giữa ca được; thì sau khi đã thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở; công ty cấp tiền cho người lao động tự lo ăn ca.
Đối với các công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do Nhà nước chỉ định thầu; căn cứ vào đặc điểm, quy mô, điều kiện thực tế của từng công trình; thì mức ăn giữa ca đối với người lao động sẽ phù hợp với từng công trình.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Khi chỉ số giá lương thực, thực phẩm do Tổng cục thống kê công bố tăng từ 15% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất thì sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh mức ăn giữa ca cho phù hợp.
Căn cứ khẩu phần ăn để bảo đảm sức khỏe cho người lao động, chỉ số giá sinh hoạt và khả năng chi trả của công ty, tối đa tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người không quá 450.000 đồng/tháng.
Chi phí ăn giữa ca được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh.