“Xin chào luật sư. Phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người thường gặp hiện nay là gì? Theo quy định pháp luật, tội mua bán người xử lý như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người
Theo Bộ Công an, thực tiễn cho thấy có năm nhóm thủ đoạn mà tội phạm thường sử dụng để dụ dỗ nạn nhân và thực hiện hành vi phạm tội.
- Các đối tượng mua bán người thường lợi dụng khó khăn về kinh tế, sự nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác để lừa phụ nữ tại các tỉnh miền núi phía Bắc; lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin (qua các trang mạng xã hội: Zalo, Facebook, Viber…) làm quen, giả vờ yêu đương, kết bạn nhằm môi giới hôn nhân nước ngoài trái phép; lợi dụng quy định về hiến ghép tạng, các đối tượng tìm gặp những nạn nhân khó khăn kinh tế có nhu cầu bán thận, thương lượng mua với giá rẻ, làm giả giấy tờ, con dấu, sau đó, bán cho những người bệnh với giá cao.
- Các đối tượng lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường; thông qua các trang mạng xã hội như: Zalo, Facebook… tiếp cận, rủ rê, lôi kéo đi du lịch, làm thuê thu nhập cao…, lừa nhiều em gái ở các tỉnh đưa về thành phố bán cho nhà hàng, quán karaoke hoặc để tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức lao động.
- Lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam và nhu cầu lao động ở nước ngoài, các đối tượng mua bán người đã tổ chức nhiều vụ đưa người trái phép ra nước ngoài lao động.
- Các đối tượng sử dụng mạng xã hội như: Zalo, Facebook, sử dụng hình ảnh, tên, địa chỉ giả để kết bạn làm quen với những phụ nữ, trẻ em gái, tán tỉnh yêu đương hoặc những người có nhu cầu tìm việc làm ở nước ngoài với mức lương cao, sau đó hứa hẹn rồi dẫn họ tổ chức vượt biên sang Trung Quốc, Lào, Campuchia rồi chúng đón ép bán làm vợ, bán vào các ổ mại dâm, các sòng bài tại Campuchia, Myanmar.
- Các đối tượng lập các trang mạng trên Facebook, Zalo để tìm kiếm người mang thai, sinh con ngoài ý muốn… sau đó dụ dỗ đưa họ sang nước ngoài sinh con để bán; hoặc cũng bằng thủ đoạn trên để tìm kiếm những người bị bệnh phải ghép tạng, môi giới cho những người muốn bán tạng để thực hiện việc mua bán mô, bộ phận cơ thể.
Tội mua bán người theo BLHS quy định như thế nào?
Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
– Có hành vi mua bán người để thu lợi bất chính. Hành vi này thể hiện dưới hình thức dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác đê đổi lấy người (nhằm đem bán) hoặc ngược lại để thu lợi.
Trên thực tế việc mua bán người được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, thông thường được thực hiện một cách lén lút với các hình thức thanh toán đa dạng có thể bằng tiền, bằng tài sản khác, bằng hàng hoá…
– Người bị hại phải là người đạt từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Trường hợp người bị hại dưới mười sáu tuổi thì cấu thành tội mua bán trẻ em.
Lưu ý:
- Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện xong hành vi mua bán người. Nếu việc mua bán người chưa xảy ra thì được coi là phạm tội chưa đạt.
- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội không phụ thuộc vào việc bị hại có biết hay không biết mình bị mua bán.
Khách thể:
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của con người.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Mục đích tội phạm vì vụ lợi (để thu lợi bất chính), tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mức phạt tội mua bán người
Mức hình phạt đối với tội phạm này được chia thành hai các khung cụ thể như sau:
Khung một (khoản 1)
Có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Được áp dụng đối với trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan như:
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
Khung hai (khoản 2)
Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm, mức phạt này áp dụng đối với các trường hợp có hành vi như sau:
- Có tổ chức;
- Vì động cơ đê hèn;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;…
Khung 3 (khoản 3)
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong các trường hợp như sau:
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;…
Hình phạt bổ sung (khoản 4)
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Có thể bạn quan tâm
- Bán người yêu sang biên giới tội gì?
- Mua bán người dưới 16 tuổi bị phạt mấy năm tù?
- Lừa đảo buôn bán người qua biên giới bị xử phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người thường gặp hiện nay“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân Hồ Chí Minh; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tội mua bán người là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân như quyền tự do, quyền con người,…coi con người như một món hàng để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận.
Cá nhân có vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa mua bán người, với các hoạt động cụ thể sau:
– Tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người
– Kịp thời báo tin, tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật Phòng chống mua bán người
Pháp luật Việt Nam luôn khuyến khích động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân được tham gia tích cực vào công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng. Nếu nghi ngờ về hành vi mua bán người, bạn hoàn toàn có quyền được đến cơ quan Công an hoặc các cơ quan công quyền khác của Nhà nước như Ủy ban nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,… để trình báo, cung cấp thông tin về những nghi ngờ của mình để các cơ quan này tiến hành các hoạt động điều tra xác minh và làm rõ có hay không có hành vi phạm tội mua bán người hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác để kịp thời xử lý.