Quan hệ hôn nhân được tính từ lúc cưới hay đăng ký kết hôn?

bởi Ngọc Gấm
Quan hệ hôn nhân được tính từ lúc cưới hay đăng ký kết hôn?

Khi nam bên nam nữ tiến hành đám cưới với nhau, một trong những câu hỏi có thể gây tranh cãi nhiều nhất cho hai bên nam nữ chính là có nên cưới rồi đăng ký kết hôn hay đăng ký kết hôn rồi mới làm đám cưới. Đây là một vấn đề tuy nhỏ nhưng lại không hề nhỏ đối với nhiều cặp đôi dự định cưới hiện nay. Đồng cảm cho vấn đề đó, LSX xin được gửi đến quý bạn đọc bài viết “Quan hệ hôn nhân được tính từ lúc cưới hay đăng ký kết hôn?”. Mong rằng thông qua bài viết này các cặp đôi dự định cưới sẽ không cần bâng khuâng về vấn đề hóc búa này.

Điều kiện đăng ký kết hôn hiện nay

Để có thể tiến hành đăng ký kết hôn với một ai đó tại Việt Nam thậm chí là tại nước ngoài, công dân Việt Nam buộc phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn do Việt Nam đưa ra. Đối với nam, độ tuổi có thể tiến hành kết hôn là từ đủ 20 tuổi và nữ là từ đủ 18 tuổi. Bên cạnh các yếu tố độ tuổi thì nam và nữ muốn kết hôn cần phải thỏa các yếu tố về mặt pháp lý như có đầy đủ nhận thức, trách nhiệm nhân sự, đăng ký kết hôn tự nguyện, không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Theo Quyết định 1872/QĐ-BTP và Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn mới năm 2024 như sau:

“- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

– Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn, gồm:

+ Kết hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

* Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Quan hệ hôn nhân được tính từ lúc cưới hay đăng ký kết hôn?

Quan hệ hôn nhân được tính từ lúc cưới hay đăng ký kết hôn? Quan hệ hôn nhân được tính từ lúc hai bên nam và nữ được phía cơ quan có thẩm quyền trao tặng giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Quá trình này có thể diễn ra trước hoặc sau khi đám cưới. Tuy nhiên hiện nay nhiều bạn trẻ lấy nhau có xu hướng đăng ký kết hôn trước đám cưới để thận tiện hơn trong việc tổ chức đám cưới.

Quan hệ hôn nhân được tính từ lúc cưới hay đăng ký kết hôn?
Quan hệ hôn nhân được tính từ lúc cưới hay đăng ký kết hôn?

Có phải đăng ký kết hôn trước khi tổ chức đám cưới không?

Có phải đăng ký kết hôn trước khi tổ chức đám cưới không? Câu trả lời là không bắt buộc. Để phù hợp hơn với hoàn cảnh của bản thân hai bên gia đình nam nữ, các cặp đôi có thể lựa chọn đám cưới xong rồi kết hôn hoặc kết hôn rồi mới đám cưới hoặc không đám cưới chỉ tổ chức đăng ký kết hôn. Chính vì thế các cặp đôi không nên quá nặng nhọc về câu chuyện nên đăng ký kết hôn trước khi tổ chức đám cưới mà hãy đón nhận việc đăng ký kết hôn một cách vui vẻ, thoải mái.

Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phổ biến nhất chính là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi một trong hai nam và nữ thường trú. Tuy nhiên cấp thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ có sự đặc biệt hơn nếu hai bên nam nữ có một người là nước ngoài thì lúc này thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn như sau:

“1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:

a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;

b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;

c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.”

Theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về việc đăng ký kết hôn ở khu vực biên giới như sau:

“1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.”

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Quan hệ hôn nhân được tính từ lúc cưới hay đăng ký kết hôn?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quy định về đăng ký kết hôn?

– Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
– Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật tại Việt Nam?

1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền như thế nào?

Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm