Quán net có được mở buổi đêm không?

bởi Luật Sư X
Quán net có được mở buổi đêm không?

Mùa hè vừa qua đi, nhưng “dư chấn” của một kỳ nghỉ dài của các bạn học sinh có lẽ vẫn còn tồn đọng. Thời gian này, đa số các bạn thường chọn quán nét là một địa điểm cho kỳ nghỉ thú vị. Nhiều người hiếu động, ham chơi, thường ngồi chơi quên cả đường về, thâu đêm suốt sáng. Vấn đề đặt ra ở đây là, liệu quán nét có được hoạt động thâu đêm vậy không? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ:

  • Nghị định Số 72/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

1. Quán nét có được hoạt động thâu đêm hay không? 

Kinh doanh quán nét là một ngành kinh doanh khá nhạy cảm, đó là ngành cung cấp dịch vụ “dễ gây nghiện” như trò chơi điện tử công cộng nhưng cũng không bị cấm. Việc kinh doanh ngành nghề này vì thế mà cũng được quy định chặt chẽ hơn bao giờ hết. Cụ thể, tại Điều 36 tại Nghị định Số 72/2013/NĐ-CP như sau: 

Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã được cấp;

2. Được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet sau khi đã ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet;

3. Có bảng niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử ở nơi mọi người dễ nhận biết, bao gồm các Điều cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này; quyền và nghĩa vụ của người chơi quy định tại Điều 37 Nghị định này;

4. Có bảng niêm yết danh sách cập nhật các trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo phân loại trò chơi theo độ tuổi (thông tin được cập nhật từ trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông www.mic.gov.vn);

5. Không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện các hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này;

6. Được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet với mình hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp đó;

7. Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet, trò chơi điện tử do các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn;

8. Không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau;

9. Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin;

10. Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, thì khi thực hiện việc kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thì bạn cần đảm bảo một số vấn đề sau: 

  • Đăng ký kinh doanh với ngành nghề mà pháp luật cho phép với dịch vụ trò chơi điện tử,
  • Cần đảm bảo tối thiểu về khoảng cách diện tích tối thiểu về khoảng cách đặt máy,
  • Khoảng cách từ địa điểm cung cấp trò chơi đến trường học là 200m.
  •  Không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau, trong trường hợp bạn cố tính không thực hiện đúng thì bạn sẽ chịu các chế tài theo quy định.

Như vậy, quán Internet chỉ được hoạt động trong thời gian từ 8 giờ sang đến 22 giờ đêm. Ngoài thời gian này thì bị cấm kinh doanh và hoạt động. Hành vi cố tình hoạt động vào khung giờ cấm này sẽ bị phạt hành chính theo quy định. 

2. Mức xử phạt

Hành vi thực hiện hoạt động trong thời gian bị cấm chính là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 174/2013/NĐ-CP như sau: 

Điều 32. Vi phạm các quy định về điểm truy nhập Internet công cộng

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tuân thủ thời gian hoạt động theo quy định;

b) Đại lý Internet sử dụng đường truyền thuê bao của hộ gia đình để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho công cộng;

c) Để người sử dụng Internet thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng;

d) Điểm truy nhập Internet công cộng không có hợp đồng đại lý Internet;

đ) Để người sử dụng truy cập, xem, tải các thông tin, hình ảnh, phim có nội dung đồi trụy, cờ bạc, mê tín dị đoan.

Như vậy, hành vi quán nét hoạt động quá giờ quy định cho phép (sau 22 giờ đêm) là trái với quy định của pháp luật. Mức xử phạt lên đến 10.000.000 đồng. 

Thẩm quyền xử phạt thuộc về Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 97 Nghị định 174/2013/NĐ-CP. Cụ thể: 

Điều 97. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền không vượt quá 40.000.000 đồng; đối với lĩnh vực bưu chính mức phạt tiền không vượt quá 16.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm