Gần đây, những quảng cáo gian dối, lừa đảo bán thuốc, thực phẩm chức năng bắt đầu xuất hiện tràn lan; tiếp cận rộng dãi với người dùng mạng, nhất là các phương tiện như facebook, youtube…Thậm chí có những loại thuốc được giới thiệu với công dụng chữa bệnh thần kì, thuốc gia truyền 3 đời, gây hiểu lầm, đánh lừa người xem. Tuy nhiên; kết quả sử dụng lại không như những lời quang cáo. Vậy hành vi quảng cáo này sẽ bị xử lý như thế nào? mức xử phạt thích đáng là bao nhiêu? cá nhân, tổ chức này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Các bạn hãy cùng luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- Luật Quảng cáo 2012
- Bộ luật hình sự 2015
Quảng cáo gian dối là gì?
Quảng cáo gian dối là hành vi quảng cáo sai sự thật không đúng về nội dụng quảng cáo, về chất lượng, hình thức, chức năng và công dụng của sản phẩm quảng cáo…, gây nhầm lẫn cho khách hàng, trái với quy định của pháp luật về quảng cáo.
Như vậy, nếu việc quảng cáo không thể hiện đúng công dụng của thuốc, không đúng quy cách, chất lượng,gây nhầm lẫn về tính năng; tác dụng của sản phẩm được quảng cáo kéo theo hậu quả là:người mua nhầm tưởng giữa thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng hoặc không đúng, thì việc quảng cáo như vậy là vi phạm pháp luật.
Quảng cáo gian dối thuốc 3 đời có bị pháp luật cấm
Hành vi quảng cáo gian dối bán thuôc 3 đời là hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo.Theo điều 8 luật quảng cáo 2012 quy định về hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo như sau:
“…1.Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.”
Quảng cáo gian dối bị xử lý như thế nào
Luật Quảng cáo 2012 có quy định đối với hành vi quang cáo gian dối thì có thể bị xử lý hành chính, nếu vẫn tiếp tục hành vi vi phạm này thì căn cứ theo mức độ, tính chất có thể bị xử phạt hình sự.
Tại Điều 11 luật quảng cáo 2012 về xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo quy định:
1. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này; và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất; mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này; và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất; mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định cụ thể về hành vi; hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo.”
Xử phạt vi phạm hành chính
Hành vi quảng cáo gian dối, sai công dụng sản phẩm có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng
Mức phạt hành vi nêu trên là mức phạt áp dụng với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài ra:
Còn buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như :
+Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo
+Buộc cải chính thông tin
Căn cứ theo Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định :
“Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây
a) Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại; bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản; bảo hành của hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này.
b) Quảng cáo lừa dối; gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng; khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ được quảng cáo với tổ chức; cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác; hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng; tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo; trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này…
Xử phạt hình sự
Theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự năm 2015, tội quảng cáo gian dối bị xử lý cụ thể như sau:
1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy tuy vào mức độ vi phạm hành vi quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ sẽ bị xử phạt tiền tới 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ tới 3 năm.
Trên đây là tư vấn của luật sư X về vấn đề khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông, chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”quảng cáo lừa đảo thuốc ba đời có bị xử phạt không” answer-0=”hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy tính chất,mức độ” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”bộ luật hình sự có tội về quảng cáo gian dối không?” answer-1=”Tội quảng cáo gian dối được quy định tại 197 Bộ luật hình sự” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Quảng cáo gian dối ,lừa đảo bị đi tù không?” answer-2=”có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]