Mới đây, nhóm nam thanh niên cởi trần mang theo banner quảng cáo cho một chuỗi cửa hàng. Họ đứng chắn lỗi đi lại của các hành khách khác trong khoang tàu điện Cát Linh – Hà Đông. Bức ảnh chụp lan truyền trên mạng xã hội một cách nhanh chóng nhận được nhiều bình luận cho rằng phản cảm. Vậy hành vi quảng cáo phản cảm trái văn hóa đạo đức thuần phong mỹ tục bị xử lý như thế nào? Có phải đi tù không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định của pháp luật thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quảng cáo là gì?
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân. (khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012)
Hành vi cởi trần mang theo banner quảng cáo đứng trong khoang tàu điện Cát Linh – Hà Đông của nhóm nam thanh niên được coi là quảng cáo phản cảm trái văn hóa đạo đức thuần phong mỹ tục.
Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
Quảng cáo là hành vi được cho phép trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên tổ chức, cá nhân không được quảng cáo loại hàng hóa bị cấm quảng cáo. Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 cũng đưa ra những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo:
1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.
2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
…
Như vậy, hành vi cởi trần mang theo banner quảng cáo của nhóm nam thanh niên nêu trên là quảng cáo phản cảm, trái văn hóa đạo đức; thuộc hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo theo khoản 3 Điều 8 Luật Quảng cáo.
Quảng cáo phản cảm trái văn hóa đạo đức thuần phong mỹ tục bị xử lý như nào?
Mức phạt dựa trên tính chất, mức độ vi phạm. Hành vi quảng cáo phản cảm trái văn hóa đạo đức thuần phong mỹ tục có thể phải chịu trách nhiệm hành chính. Cao nhất là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Điều 11 Luật Quảng cáo 2012
- Tổ chức có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của mình. Trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghị định số 38/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Khoản 4 Điều 34 phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi: Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Mức phạt tiền nêu trên áp dụng với cá nhân. Đối với tổ chức mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Quảng cáo sai sự thật bị xử lý như thế nào?
- Khoản 1 Điều 60 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về bản chất, công dụng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản.
- Trong đó khoản 5, Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ…
Như vậy không những quảng cáo phản cảm trái văn hóa đạo đức bị xử phạt mà quảng cáo sai sự thật cũng phải gánh chịu hậu quả pháp lý. Do đó phải quảng cáo tuân thủ theo thủ tục thực hiện hoạt động quảng cáo theo quy định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là phần tư vấn của Luật sư X về Quảng cáo phản cảm trái văn hóa đạo đức thuần phong mỹ tục bị xử lý như nào? Để nhận thêm thông tin và nhận thêm sự tư vấn giúp đỡ của luật sư hãy liên hệ 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
– Báo chí; Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
– Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
– Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
– Phương tiện giao thông.
– Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
– Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
– Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật
– Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
– Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
– Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật.
– Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
– Chính phủ quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt