Quây vỉa hè làm nơi trông giữ xe bị phạt bao nhiêu tiền?

bởi PhuongMai
Quây vỉa hè làm nơi trông giữ xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Quây vỉa hè làm nơi trông giữ xe vốn là một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu; nhưng chưa thể giải quyết được. Cùng với sự phát triển của xã hội; nhiều cửa hàng mọc lên; cùng với đó là diện tích lòng đường mở rộng; vỉa hè vốn đã có diện tích nhỏ giờ lại càng nhỏ hơn. Bởi nhiều cửa hàng sử dụng làm nơi trông giữ xe cho khách. Tuy nhiên; hành vi quây vỉa hè làm nơi trông giữ xe xảy ra một cách nghiêm trọng hơn tại những bệnh viện. Mặc dù bệnh viện đã có khu trông giữ xe riêng, nhưng để nhanh chóng, nhiều người vẫn chọn dịch vụ này.

Hiện tại, do dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp; bệnh viện đã hạn chế người được ra vào bệnh viện. Nhiều người nhà bệnh nhân không được vào; lựa chọn dừng xe ở vỉa hè. Hành vi dựng xe đợi ở vỉa hè vốn không được coi là vi phạm pháp luật. Nhưng lợi dụng điều này; nhiều cá nhân đã quây hết vỉa hè tại địa điểm đó lại; thu phí trông giữ xe. Vậy hành vi Quây vỉa hè làm nơi trông giữ xe bị phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Thế nào là hành vi quây vỉa hè làm nơi trông giữ xe?

Là hành vi sử dụng dây; chăng quanh một địa điểm nhất định. Bên cạnh đó; người có hành vi này thường sẽ ngăn cấm người khác sử dụng; có hành vi đe dọa khi có người dựng xe cạnh đó.

Quây vỉa hè làm nơi trông giữ xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo đó; hành vi quây vỉa hè làm nơi trông giữ xe; có thể phải đối mặt với các mức phạt tiền sau:

  • Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; với hành vi chiếm dụng dải phân cách giữa đường đôi làm nơi để xe; trông xe; giữ xe.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân; 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi: chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe; chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân; 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi: chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 5 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe; chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân; 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi: chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi: chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.

Xử phạt hình sự với hành vi quây vỉa hè làm nơi trông giữ xe

Với mức độ vi phạm cao hơn; hành vi quây vỉa hè làm nơi trông giữ xe có thể phải chịu một trong các mức phạt sau:

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi sử dụng trái phép lề đường, hè phố; phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ mà vi phạm vào các trường hợp: làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm; làm chết 02 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: làm chết 03 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Giải quyết tình huống

Hành vi quây vỉa hè làm nơi trông giữ xe là hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó; hành vi ép buộc mọi người gửi xe tại địa điểm đó; có thể phải chịu trách nhiệm đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản của người khác.

Tuy nhiên, đây là trường hợp khá khó xử lý do các đối tượng đều có sự móc nối với nhau; sẽ có cảnh báo khi có quản lý thị trường kiểm tra. Bên cạnh đó, mức phạt tiền còn quá nhẹ so với số tiền những người đó có thể kiếm được. Và kể cả trong trường hợp có người bị tai nạn do việc quây vỉa hè này cũng không thể chứng minh những người này phải chịu trách nhiệm.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Quây vỉa hè làm nơi trông giữ xe bị phạt bao nhiêu tiền?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải quyết các vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xây trụ hai bên đường lối trong xóm có phải là hành vi cản trở giao thông đường bộ?

Xây trụ hai bên đường lối trong xóm được coi là hành vi cản trở giao thông đường bộ.

Thế nào là hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không đảm bảo an toàn?

Là hành vi của người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng rõ ràng không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho người khác.

Những loại xe nào hiện tại được coi là không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?

Những loại xe hiện tại được coi là không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông gồm có: xe ba bánh tự chế, xe thô sơ, xe công nông,…

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm