Quy định tải trọng đường giao thông nông thôn như thế nào?

bởi Anh
Quy định tải trọng đường giao thông nông thôn

Xin chào Luật sư, tôi hiện là tài xế lái xe của công ty X tại Nghệ An. Công ty tôi sản xuất đồ gỗ nên luôn cần vận chuyển nguyên vật liệu từ các vùng khác đến. Do cung đường lớn đang sửa chữa nên tôi phải thay đổi lộ trình đường đi vào cung đường có diện tích nhỏ hơn. Đó là đường giao thông nông thôn nên tải trọng cũng nhỏ. Luật sư cho tôi hỏi làm sao để biết tải trọng tối đa của đường giao thông nông thôn? Quy định tải trọng đường giao thông nông thôn như thế nào? Tôi chân thành cảm ơn.

Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Về vấn đề tải trọng của đường giao thông thì mỗi khu vực khác nhau sẽ có quy định tải trọng khác nhau. Để làm rõ vấn đề “Quy định về tải trọng đường giao thông nông thôn” mời anh tham khảo bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Tải trọng là gì?

Tải trọng là khối lượng hàng hóa thực tế mà phương tiện vận tải đang chở hoặc vận chuyển. Tải trọng xe chỉ tính khối lượng của hàng hóa mà xe đang vận chuyển và được phép lưu thông theo đúng quy định pháp luật mà không bao gồm khối lượng toàn tải, tức không tính tự trọng của xe và người trên xe.

Phân biệt trọng tải với tải trọng

Mặc dù trọng tải và tải trọng là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn nhưng do cách đọc gần giống nhau nên rất nhiều tài xế thường bị hiểu nhầm và khó phân biệt hai thuật ngữ này.

Khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT đã định nghĩa về trọng tải của xe như sau:

Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Bên cạnh đó, Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP cũng có quy định liên quan đến trọng tải của xe như sau:

  1. Trọng tải thiết kế của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hoá tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định của nhà sản xuất.
  2. Trọng tải được phép chở của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được phép chở, nhưng không vượt quá trọng tải thiết kế của phương tiện, khi hoạt động trên đường bộ theo quy định.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, trọng tải là tổng khối lượng tối đa cho phép mà phương tiện có thể chở đúng theo thông số kỹ thuật của xe do nhà sản xuất công bố.

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, tải trọng và trọng tải xe đều là những thông số đề cập đến tổng khối lượng hàng hóa nhưng chúng cũng có điểm khác biệt đặc trưng:

– Trọng tải thể hiện số lượng hàng hóa mà xe có khả năng vận chuyển tối đa.

– Tải trọng thì thể hiện tổng khối lượng hàng hóa mà xe hiện tại đang chuyên chở.

Mức phạt với xe vượt quá trọng tải quy định là bao nhiêu?

Việc lưu thông xe quá trọng tải là một trong những nguyên nhân làm xuống cấp, hư hỏng nhanh chóng kết cấu cầu đường, giảm tuổi thọ các công trình đường bộ, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Do đó, nếu để xe vượt quá trọng tải cho phép tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Hành vi vi phạmMức phạtCăn cứ
Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe ô tô01 – 02 triệu đồngTước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 thángĐiểm m khoản 5 và điểm a khoản 8 Điều 23
Điều khiển ô tô tải, máy kéo (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 10% – 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% – 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng800.000 – 01 triệu đồngĐiểm a khoản 2 Điều 24
Điều khiển ô tô tải, máy kéo (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 30% – 50%03 – 05 triệu đồngTước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 thángĐiểm a khoản 5 và điểm a khoản 9 Điều 24
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 50% – 100%05 – 07 triệu đồngTước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 thángĐiểm a khoản 6 và điểm a khoản 9 Điều 24
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 100% – 150%07 – 08 triệu đồngTước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 thángĐiểm a khoản 7 và điểm b khoản 9 Điều 24
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 150%08 – 12 triệu đồngTước Giấy phép lái xe từ 03 – 05 thángĐiểm a khoản 8 và điểm c khoản 9 Điều 24
Quy định tải trọng đường giao thông nông thôn
Quy định tải trọng đường giao thông nông thôn

Quy định tải trọng đường giao thông nông thôn

Theo Điều 4 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về tải trọng của đường bộ như sau:

1. Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế.

2. Khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế tổng trọng lượng xe qua cầu theo quy định về báo hiệu đường bộ.

3. Khả năng chịu tải khai thác của đường được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế trọng lượng trên trục xe theo quy định về báo hiệu đường bộ.

Như vậy, tùy thuộc vào biển báo hạn chế trọng lượng xe khi đi qua các tuyến đường vì mỗi tuyến đường sẽ được kết cấu khác nhau. Ví dụ, trường hợp đường nông thôn có biển báo cấm xe trên 5 tấn thì xe có trọng tải trên 5 tấn sẽ không được đi qua.

Quy định về mặt đường, tiêu chuẩn về độ dốc, đường cong, cấp hạng kỹ thuật của mặt đường giao thông nông thôn?

Căn cứ Mục 4 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật về mặt đường như sau:

“4.1. Mặt đường là bộ phận chịu tác dụng trực tiếp của bánh xe của các phương tiện cơ giới và thô sơ, cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu (mưa, nắng, nhiệt độ, gió…). Vì vậy, để cho các phương tiện giao thông đi lại được dễ dàng mặt đường cần thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Phải đủ độ bền vững (đủ cường độ) dưới tác dụng của tải trọng truyền trực tiếp qua bánh xe xuống mặt đường (đặc biệt là với loại xe súc vật bánh cứng) cũng như tác dụng của thời tiết, khí hậu.
  • Phải đủ độ bằng phẳng để xe đi lại êm thuận và mặt đường không bị đọng nước.
    4.2. Độ dốc ngang mặt đường GTNT tùy thuộc vào lượng mưa vùng và loại mặt đường cụ thể. Độ dốc ngang phần mặt đường yêu cầu từ 2% đến 4% (loại mặt đường là bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng lấy trị số thấp, loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước lấy trị số cao), phần lề đường từ 4% đến 5%.
    4.3. Cần phải bố trí rãnh xương cá trên phần lề đường để nước trong móng đường có thể thoát ra ngoài nhất là đối với loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước. Khoảng cách rãnh xương cá thường là 50 m được bố trí so le về hai phía dọc theo tuyến đường. Kích thước rãnh xương cá thường là hình thang có đáy lớn 50 cm quay vào phía trong, đáy nhỏ 30 cm quay ra phía ngoài và hướng theo chiều nước chảy, chiều sâu tới nền đường và phủ mặt phía trên bằng vật liệu kết cấu lề đường. Vật liệu làm rãnh xương cá dùng đá dăm cấp phối có kích thước từ 1,0 cm đến 4,0 cm.
    4.4. Trong đường cong nếu phải mở rộng nền đường như quy định ở Điểm 5.3.4 TCVN 10380:2014 “Đường Giao thông nông thôn – Yêu cầu thiết kế” thì mặt đường cũng cần được mở rộng tương ứng và nên có độ dốc nghiêng về phía bụng.
    4.5. Nên tận dụng các loại vật liệu sẵn có của địa phương để làm mặt đường nhằm giảm giá thành xây dựng đường như: đá dăm, cấp phối đá dăm, đá thải từ các mỏ đá, xỉ lò các loại, đá chẻ (đá lát), gạch lát, gạch vỡ, cuội sỏi, cát sỏi, đất đồi lẫn sỏi sạn (sỏi ong). Có thể kết hợp, phối trộn các loại vật liệu trên đây để cải thiện khả năng chịu lực, khả năng ổn định của lớp vật liệu mặt đường trước tác động của thiên nhiên.
    4.6. Tùy theo cấp hạng kỹ thuật, điều kiện kinh tế cho phép nhất là đối với những khu vực kinh tế phát triển, có thể sử dụng mặt đường một hoặc nhiều lớp (bao gồm cả lớp móng) như là: mặt đường cấp phối đá dăm láng nhựa, đất tại chỗ gia cố vôi, xi măng găm đá láng nhựa, đá gia cố xi măng láng nhựa, bê tông xi măng đầm lăn, bê tông nhựa, bê tông xi măng. Khi áp dụng các loại kết cấu mặt đường này tuân thủ theo các quy định hiện hành.”
    Như vậy, quy định về mặt đường, tiêu chuẩn về độ dốc, đường cong, cấp hạng kỹ thuật của mặt đường được quy định như trên.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quy định tải trọng đường giao thông nông thôn“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tạm ngưng kinh doanh, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh nhanh, công ty tạm ngưng kinh doanh. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Tải trọng đường giao thông nông thôn được quy định tại đâu?

Tải trọng đường giao thông nông thôn được quy định tại Điều 4 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về tải trọng của đường bộ:
1. Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế.
2. Khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế tổng trọng lượng xe qua cầu theo quy định về báo hiệu đường bộ.
3. Khả năng chịu tải khai thác của đường được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế trọng lượng trên trục xe theo quy định về báo hiệu đường bộ.

Tải trọng đường giao thông nông thôn phụ thuộc vào yếu tố nào?

Tùy thuộc vào biển báo hạn chế trọng lượng xe khi đi qua các tuyến đường vì mỗi tuyến đường sẽ được kết cấu khác nhau. Ví dụ, trường hợp đường nông thôn có biển báo cấm xe trên 5 tấn thì xe có trọng tải trên 5 tấn sẽ không được đi qua. Vậy tải trọng sẽ phụ thuộc vào biển báo của từng tuyến đường.

Mức phạt với hành vi chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe ô tô là bao nhiêu?

Mức phạt với hành vi chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe ô tô là 01 – 02 triệu đồng, tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm m khoản 5 và điểm a khoản 8 Điều 23)

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm