Thẻ CCCD gắn chip hay còn gọi là thẻ căn cước điện tử, là thiết bị nhận diện, xác định danh tính và là chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau. Vậy quy định về căn cước công dân gắn chip như thế nào? Làm căn cước công dân gắn chip ở đâu? Thủ tục và trình tự để làm căn cước công dân gắn chip như thế nào? Xin được giải đáp .
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 59/2021/TT-BCA
- Luật căn cước công dân 2014
- Nghị định 05/1999/NĐ-CP
- Thông tư 06/2021/TT-BCA
Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì?
- Trước kia, theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định: “Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam”.
- Đến năm 2015 khi Luật căn cước công dân 2014 được có hiệu lực thì xuất hiện thêm một loại thẻ đó là căn cước công dân và được quy định tại khoản 1, Điều 3 của Nghị định như sau:”Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này”.
- Nhìn chung về bản chất thì CMND và CCCD giống nhau, là loại giấy tờ pháp lý chứng minh nhân thân. Tuy nhiên có những điểm khác nhau là hạn sử dụng, hạn của CMND là 15 năm. Với thẻ CCCD, sau lần cấp mới, mọi người phải đi đổi vào các năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Sau 60 tuổi công dân không cần đổi.
- Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân gắn chip tại Quyết định 1368/QĐ-TTg và sẽ bắt đầu được thi hành từ tháng 1/2021.
- Theo đó, thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là một loại thẻ có thể xem là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau. Mặc dù chức năng của thẻ khá nhiều, nhưng kích thước của e-ID vẫn giống như một thẻ ATM với một điểm trên thẻ là điểm kết nối kim loại để đọc dữ liệu hoặc không cần điểm tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID).
- Thẻ căn cước công dân gắn chip có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Ngoài ra thì thẻ cũng có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước nếu được tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học.
Đối tượng nào được cấp căn cước công dân gắn chip?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:
- Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
Đồng thời tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:
- Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.”
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định:
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn. Vì vậy, người dân có chứng minh nhân dân, căn cước công dân đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn thì không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp.
- Theo quy định trên thì các đối tượng Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi phải đổi sang căn cước công dân. Tuy nhiên, những ai đã có chứng minh nhân dân hoặc đã có thẻ căn cước công dân mã vạch thì sẽ được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc thẻ đã cũ bị hết hạn thẻ. Như vậy, trong trường hợp của bạn nếu chứng minh nhân dân đã cấp của bạn chưa hết giá trị sử dụng thì không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.
Công dân xin cấp căn cước công dân gắn chip ở đâu?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định rằng:
- Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
- Đồng thời, tại Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:
Nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.
- Theo đó, công dân có thể yêu cầu cấp căn cước công dân gắn chip tại nơi thường trú hoặc tạm trú.
Các bước thực hiện thủ tục làm căn cước công dân gắn chip
Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
- Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ căn cước công dân.
- Đối với trường hợp công dân đề nghị cấp thẻ căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Đối với trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ căn cước công dân gắn chip thì hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.
- Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân gắp chip.
Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip
- Đối với trường hợp tiếp nhận đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip thì Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ.
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay
- Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân gắn chip cho công dân kiểm tra, ký tên.
- Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự.
- Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.
Bước 4: Trả kết quả
- Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân. Người dân đi nhận căn cước công dân gắn chip tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).
Mời bạn xem thêm:
- Quy định không có giấy phép an toàn thực phẩm bị phạt bao nhiêu năm 2022
- Căn cước công dân trong bao lâu hết hạn theo quy định 2022
- 3 mốc tuổi phải làm căn cước công dân theo quy định 2022
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Quy định về căn cước công dân gắn chip“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề: Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, đơn xác nhận độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ thám tử, đăng ký lại khai sinh, quy định tạm ngừng kinh doanh, công ty tạm ngưng kinh doanh, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, tạm ngừng kinh doanh, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, khai sinh cho con không có bố, … hãy liên hệ 0833.102.102.. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trước tiên áp dụng cho các đối tượng:
– Cần cấp mới
– Giấy hết hạn
– Mất, hư hỏng, có thay đổi thông tin…
Theo quy định pháp luật, CMND giấy 9 số và 12 số có thời hạn sử dụng 15 năm tính từ ngày cấp. Còn với thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25, 40, 60 tuổi. Nếu CMND, CCCD vẫn còn hạn sử dụng, người dân vẫn có thể tiếp tục sử dụng. Nhưng nhà nước khuyến khích người dân nên đổi sang mẫu thẻ mới này.
Khi CCCD gắn chip được đưa vào sử dụng thì sẽ song song tồn tại các loại giấy tờ tùy thân sau: CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip.
– Theo Bộ Công an, mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo được. Chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được, nếu có bị trộm cắp cũng không bị ảnh hưởng gì.
– Ngoài ra, thẻ CCCD gắn chip điện tử hoàn toàn không có việc định vị, theo dõi công dân. Việc xác thực danh tính có thể thực hiện offline mà không cần đường truyền Internet.
– Tóm lại: Hiện nay, Bộ Công an đã tăng cường huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia đẩy nhanh tiến độ cấp thẻ. Cùng với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý CCCD sẽ hoàn thiện dữ liệu quản lý hướng đến việc đơn giản hóa nhiều loại giấy tờ, thủ tục hành chính liên quan trong thời gian tới.