Thảm thực vật tự nhiên ngày càng bị thu hẹp điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cuộc sống của con người trên trái đất. Chính bởi vì nguyên do đó mà Nhà nước ta đã đặt ra quy định về việc trồng rừng phòng hộ để chống lại thiên tai xảy ra góp phần để điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường. Trong thực tiễn, có thể thấy việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ được xem như nhu cầu thường gặp ở nhiều hộ gia đình hay cá nhân sử dụng đất. Không hiếm khi bắt gặp những trường hợp các hộ dân tự ý sử dụng đất vào mục đích khác mà chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến bị xử phạt hành chính, thậm chí bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất mà không được xem xét đến những trường hợp bồi thường cho đất rừng phòng hộ. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện chuyển đổi đất rừng phòng hộ
Như đã trình bày ở trên, để có thể chuyển đổi đất rừng phòng hộ, điều kiện đầu tiên bạn cần đáp ứng là phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, do đây là một loại đất có tính chất đặc biệt, do đó mảnh đất đó cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;
- Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;
- Có phương án chuyển loại rừng.
Lưu ý: Với một số trường hợp đặc biệt quy định trong Luật đất đai, theo đó, đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất để làm dự án đầu tư cần chú ý một số điểm sau:
Đối với dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:
- Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ trở lên;
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ.
Như vậy, để chuyển đổi đất rừng phòng hộ, cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.
Quy định về đất rừng phòng hộ
Đất rừng phòng hộ được biết đến là rất quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh,.. Để hiểu biết thêm về những quy định của Đất rừng phòng hộ thì dựa vào quy định tại Điều 136 Luật đất đai 2013 có quy định về đất rừng phòng hộ như sau:
“Điều 136. Đất rừng phòng hộ
1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
5. Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.”
Thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ
Theo Điều 20 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:
– Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
– Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.
– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.
Do đó, tùy vào tùy vào loại rừng mà việc chuyển mục đích sử dụng rừng sẽ thuộc thẩm quyền khác nhau. Cao nhất là thẩm quyền thuộc Quốc hội
Mời các bạn xem thêm bài viết
- THẨM QUYỀN CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA RA SAO 2023?
- THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TỪ ĐẤT TRỒNG LÚA SANG ĐẤT Ở NĂM 2023
- HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Quy trình chuyển giao công nghệ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai; chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau:
Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất ở có được không? Câu trả lời không được chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất ở; mà chỉ được chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp
Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định thu hồi rừng như sau:
– Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
+ Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
+ Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
+ Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
+ Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
+ Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
+ Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
+ Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
– Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.