Thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa ra sao 2023?

bởi Trà Ly
Thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa ra sao 2023?

Khi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa thì người dân phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nhiều người dân hiện nay có thể vẫn chưa nắm rõ thẳm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa thuộc về cơ quan nào? Do đó, để việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa được diễn ra nhanh chóng và đúng thẩm quyền. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là đất trồng lúa?

Theo Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm:

– Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.

– Đất trồng lúa khác bao gồm:

+ Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm

+ Đất trồng lúa nương.

Điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa thuộc trường hợp phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất.

Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 52 Luật đất đai 2013 như sau:

Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Vì thế, việc chuyển mục đích đất trồng lúa phải cần có quy hoạch sử dụng đất mà đã có kế hoạch sử dụng đất buộc chuyển đổi thì mới được chuyển đổi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước.

Đối với việc chuyển mục đích đất trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư được quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật đất đai 2013:

Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:

a) Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;

b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Như vậy, đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, thì người có thẩm quyền quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất chỉ khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa

Tuy nhiên, việc chuyển mục đích sử dụng đối với đất trồng lúa đang bị hạn chế theo Điều 134 Luật đất đai 2013 quy định về đất trồng lúa. Trường hợp thật cần thiết thì sau đó nhà nước phải có biện pháp bổ sung diện tích đất trồng lúa lại.

Đối với người được nhà nước giao đất, cho thuê đất trồng lúa để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

Thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa ra sao 2023?
Thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa ra sao 2023?

Thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa theo quy định

Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

– Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố thường trực TW) quyết định hành động được cho phép chuyển mục đích sử dụng so với tổ chức triển khai;

– Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện có thẩm quyền được cho phép chuyển mục đích sử dụng so với hộ mái ấm gia đình, cá thể; Trường hợp được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích quy hoạnh từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận đồng ý của Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh trước khi quyết định hành động

Theo đó,  người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại đất khác Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh, Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện có thẩm quyền chuyển đổi. Cơ quan này sẽ xem xét dựa vào kế hoạch, quy hoạch đất của năm để quyết định được chuyển đổi hay không.

Tuy nhiên, mới đây Quyết định số 10/2022/QĐ-TTg quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng nhân dân 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Cần Thơ tại các Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua.

Các cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì có được ủy quyền cho các cơ quan khác thực hiện không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 59. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;

b) Giao đất chống lại dân chủ tôn giáo;

c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;

d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này;

đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp nhận Sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.

Như vậy, các cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì không được cấp quyền cho các cơ quan khác thực hiện.

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa ra sao 2023?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đổi tên bố trong giấy khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất nào phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 có quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm Chuyển đất trồng lúa sang:
+ Đất trồng cây lâu năm
+ Đất trồng rừng
+ Đất nuôi trồng thủy sản,
+ Đất làm muối

Có thể chuyển mục đích sử dụng đất của đất trồng lúa khi chưa xác định được ranh giới đất hay không?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
2. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Biên bản xác minh thực địa;
c) Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;
d) Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai;
đ) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;
e) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất yêu cầu phải có biên bản xác minh thực địa, nhưng nếu ranh giới đất giữa các thửa liền kề chưa thống nhất thì có thể cơ quan nhà nước không làm biên bản xác minh thực địa này được nên không thể xin phép chuyển mục đích sử dụng đất được.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm