Chào Luật sư X, bạn tôi hiện đang là sinh viên năm 4 ngành thanh nhạc trường Đại học Văn Lang, gần đây bạn tôi có sáng tác một ca khúc và đăng lên tiktok thì được mọi người đón nhận rất nhiệt tình và sử dụng rất rộng rãi. Hiện tại bạn tôi muốn đăng ký bản quyền cho ca khúc này nhưng không biết làm thế nào. Cho tôi hỏi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả được quy định như thế nào? Xin được tư vấn. Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Quyền tác giả là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
- Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
- Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
- Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, tác phẩm chỉ được bảo hộ nếu thuộc một trong các loại hình trên, đồng thời được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan như sau:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo mẫu quy định.
- Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan;
- Thời gian hoàn thành;
- Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng;
- Tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh;
- Thời gian, địa điểm, hình thức công bố;
- Thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai.
- Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ. (Điểm mới)
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
– Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
– Về ngôn ngữ trong hồ sơ đăng ký: Tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 thì hồ sơ phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định thể loại tác phẩm đăng ký
Sau khi hoàn thiện tác phẩm, chủ sở hữu, tác giả thực hiện xác định thể loại tác phẩm dự định đăng ký bản quyền.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Sau khi xác định được loại hình tác phẩm dự định đăng ký bản quyền, Chủ sở hữu, tác giả tác phẩm tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền theo quy định.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả tại các địa chỉ sau:
Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Nộp qua đường bưu điện đến hai địa chỉ nêu trên.
Bước 4: Cục Bản quyền tác giả thẩm định cấp Giấy chứng nhận
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
Có thể bạn quan tâm
- Năm 2022, làm thủ tục ly hôn ở đâu theo quy định?
- Năm 2022, ly hôn mất bao nhiêu tiền theo quy định?
- Ly hôn ở tỉnh khác được không theo quy định năm 2022?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bắc giang…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Mức lệ phí nhà nước:
Lệ phí nhà nước được quy định Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016. Mức lệ phí dao động từ 100.000đ đến 600.000đ tùy từng loại tác phẩm muốn đăng ký quyền tác giả. Cụ thể lệ phí nhà nước thu đối với từng loại tác phẩm như sau:
Đối với tác phẩm viết: tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác, tác phẩm báo chí, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm nhiếp ảnh thì mức lệ phí là: 100.000 đồng/hồ sơ đăng ký.
Đối với tác phẩm tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học thì mức lệ phí là: 300.000 đồng/hồ sơ đăng ký.
Đối với tác phẩm tác phẩm tạo hình, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì mức lệ phí là: 400.000 đồng/hồ sơ đăng ký.
Đối với tác phẩm tác phẩm phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa thì mức lệ phí là: 500.000 đồng/hồ sơ đăng ký.
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính thì mức lệ phí là: 000đồng/hồ sơ đăng ký.
– Mức phí dịch vụ của Tổ chức đại diện
Tùy mỗi tổ chức Đại diện và đối với mỗi loại hình tác phẩm mà sẽ có mức phí dịch vụ cụ thể theo quy định của từng tổ chức.
Mặc dù đăng ký bản quyền không phải là bắt buộc. Tuy nhiên nếu tác giả chủ sở hữu tác phẩm đđăng ký bản quyền tác giả với Cục bản quyền tác giả sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi khi có tranh chấp xảy ra. Đặc biệt, việc đăng ký sẽ là cơ sở xác nhận thời điểm phát sinh quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm.
– Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận thì nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 01 hồ sơ theo quy định.
– Cục Bản quyền tác giả cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất; đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả.