Trên thực tế, có lẽ ai trong chúng ta cũng không ít lần bắt gặp các mốc lộ giới trên đường. Đây là cách để cơ quan chức năng phân ranh giới đất dành cho đường bộ. Kể từ cột mốc này, các cá nhân, tổ chức không được xây dựng hoặc đặt bất kỳ các vật cản nào lấn chiếm phần diện tích đất đường bộ nói trên. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Quy định về mốc lộ giới đường bộ hiện nay như thế nào? Mốc lộ giới là gì? Cách xác định mốc lộ giới đường bộ ra sao? Nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, LSX cung cấp các quy định liên quan qua bài viết sau.
Mốc lộ giới là gì?
Mốc lộ giới là khái niệm thường được người dân sử dụng dùng để chỉ các cột mốc được cắm dọc trên đường bộ. Việc làm này nhằm xác định rõ ranh giới làn đường dành cho các phương tiện lưu thông trên đường bộ. Vậy cụ thể, xét dưới góc độ pháp luật, khái niệm mốc lộ giới được hiểu như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Mốc lộ giới là cọc mốc được đặt ở mép ngoài cùng xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang đường.
Tác dụng của cọc mốc lộ giới: Cọc mốc lộ giới là một loại báo hiệu đường bộ dùng để xác định giới hạn bề rộng đất dành cho đường bộ (gồm đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Cấu tạo cọc mốc
– Cọc mốc được đúc bằng bê tông không có cốt thép với kích thước (20 cm x 20 cm x 100 cm). Phần đầu cọc mỗi cạnh vát 10°, phần chôn xuống đất dài 50 cm, có bê tông chèn chân cọc. Trong trường hợp đặc biệt có thiết kế riêng nhưng phải đảm bảo bề rộng để viết chữ.
– Mặt trước cọc (phía quay ra đường) ghi chữ “MỐC LỘ GIỚI”, chữ chìm, nét chữ màu đỏ cao 6 cm, rộng 1 cm, sâu vào trong bê tông 3 mm – 5 mm;
– Cọc được sơn màu trắng. Phần trên cùng cao 10 cm (từ đỉnh cột trở xuống) sơn màu đỏ;
Quy định về mốc lộ giới đường bộ hiện nay
Trên thực tế, tại các khu dân cư được quy hoạch bài bản hoặc mới thành lập, các chủ đầu tư thường cắm các cột mốc lộ giới nhằm hạn chế tình trạng người dân xây dựng các công trình trên phần đường bộ. Pháp luật cũng đã quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến mốc lộ giới đường bộ. Vậy cụ thể, pháp luật quy định về mốc lộ giới đường bộ hiện nay như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Theo QCVN 41:2019/BGTVT, mốc lộ giới là cọc mốc được đặt ở mép ngoài cùng xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang đường.
Điều 73 QCVN 41:2019/BGTVT quy định cọc mốc lộ giới là một loại báo hiệu đường bộ dùng để xác định giới hạn bề rộng đất dành cho đường bộ (gồm đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
* Quy định cắm cọc mốc lộ giới
– Đường qua khu đông dân cư, thị xã, làng, bản: bình quân cứ 100 m cắm một cột về mỗi bên đường.
– Đường qua khu vực đồng ruộng, đồi thấp, ngoài khu đông dân cư, tùy theo địa hình cụ thể mà cự ly các cột thay đổi từ 200 m đến 500 m.
– Ở vùng núi cao chỉ cắm đại diện ở một số vị trí sao cho đủ để giúp cho quản lý hành lang an toàn đường bộ.
(Điều 75 QCVN 41:2019/BGTVT)
Cách xác định mốc lộ giới đường bộ
Trong quá trình làm đường, cơ quan nhà nước có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cho bộ phận công chúng được biết về ranh giới đường bộ và mốc lộ giới đường bộ. Việc làm này hạn chế thực trạng lấn chiếm lòng lề đường để sử dụng vào mục đích cá nhân hiện nay. Vậy theo quy định, Cách xác định mốc lộ giới đường bộ như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Từ những kiến thức cơ bản trên về lộ giới, chúng ta có thể phân biệt được phần đất xây dựng và phần đất thuộc quy hoạch của nhà nước. Chúng ta hiểu cơ bản về mốc lộ giới đất sẽ bao gồm lộ giới, khoảng lùi và chỉ giới xây dựng. Cách xác định mốc lộ giới đất:
• Bước 1: Nhìn tổng quan khu đất chuẩn bị xây dựng, xác định các cột mốc lộ giới hay các biển báo liên quan đến lộ giới mà nhà nước cắm ở hai bên đường.
• Bước 2: Từ vị trí của cột mốc lộ giới xác định lộ giới của tuyến đường tính từ tim đường sang hai bên.
• Bước 3: Từ lộ giới đó chúng ta đi xác định khoảng lùi phù hợp với tuyến đường xây dựng và quy hoạch của cơ quan nhà nước.
• Bước 4: Sau khi đã xác định được khoảng lùi của công trình ta sẽ được chỉ giới xây dựng, phần đất trong chỉ giới xây dựng sẽ là phần diện tích xây dựng công trình hợp pháp.
Áp dụng vào thực tế nếu trường hợp ta xây dựng các công trình nhà ở trong đô thị thì cần phải xác định mốc lộ giới của tuyến đường từ đó xác định được khoảng lùi và chiều cao của công trình cũng như phần diện tích được phép xây dựng đạt tiêu chuẩn và đúng theo quy hoạch. Theo pháp luật xây dựng thì tùy thuộc vào độ cao của các công trình nhà ở được thiết kế mà khoảng lùi lộ giới cũng khác nhau, cụ thể là:
• Tuyến đường lộ giới dưới 19 mét :
− Trường hợp 1: Công trình xây dựng cao dưới 19m thì sẽ không phải cách mốc lộ giới.
− Trường hợp 2: Công trình cao từ 19-22m thì phải cách mốc lộ giới 3m.
−Trường hợp 3: Công trình cao từ 22-25m thì phải cách mốc lộ giới 4m.
− Trường hợp 4: Công trinh cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
• Tuyến đường lộ giới từ 19 đến 22 mét:
− Trường hợp 1: Công trình xây dựng cao dưới 22m thì sẽ không phải cách mốc lộ giới.
− Trường hợp 2: Công trình cao từ 22-25m thì phải cách mốc lộ giới 3m.
− Trường hợp 3: Công trinh cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
• Tuyến đường lộ giới từ 22 mét trở lên:
−Trường hợp 1:Công trình thấp hơn 25m sẽ không phải cách mốc lộ giơi.
−Trường hợp 2: Công trinh cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
Đây là những quy định theo bộ xây dựng,các quy chuẩn trên chỉ là cái khung. Trong thực tế sẽ có những trường hợp lộ giới của tuyến đường hoặc chiều cao công trình lệch so với quy chuẩn trên. Khi đó tùy từng trường hợp mà cơ quan chức năng sẽ xem xét và phụ thuộc vào diện tích của mảnh đất mình đăng ký xây dựng công trình cụ thể.
Nhưng trong thực tế hiện nay tình trạng chủ đầu tư tiến hành thi công thương hay lấn chiếm, xây dựng qua mốc chỉ giới xây dựng cho phép từ đó sẽ dẫn đến việc vi phạm về quy hoạch và bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng với mức phạt tối đa lên tới 60 triệu đồng và được quy định cụ thể tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Người thực hiện hành vi vi phạm nêu trên sẽ bị buộc phải phá dỡ công trình vi phạm, bị cưỡng chế phá dỡ, đồng thời nếu sau khi đã lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị xử phạt với mức từ 50.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng theo Khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
Từ những kiến thức trên đã cho chúng ta hiểu được phần nào đó về Lộ giới và cách xác định thực tế mốc lộ giới đất để chúng ta có thể từ đó xác định cơ bản được các thành phần của mảnh đất cũng như phần diện tích hợp pháp để có thể xây dựng các công trình theo đúng quy định của pháp luật cũng như quy hoạch của nhà nước cho từng nơi cụ thể. Tuy vậy đây chỉ là phương pháp xác định, tổng quan muốn chính xác hơn nữa phải ra cơ quan có thẩm quyền xem dự định, dự án quy hoạch cụ thể ở nới đó. Lưu ý khi thi công công trình đã được cấp phép xây dựng thì phải thi công đúng theo hồ sơ giấy phép tránh lấn chiếm không gian công cộng cũng như sang phần đất không phải của mình gây ra những tranh chấp không đáng có dẫn đến những hậu quả liên quan đến pháp luật hiện hành.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về mốc lộ giới đường bộ” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý như Giấy phép lái xe quân sự trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Khoản 5 Điều 4 Luật Biên giới Quốc gia 2003 quy định mốc quốc giới là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường biên giới quốc gia trên đất liền.
Đồng thời, biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
Lưu ý: Nghiêm cấm xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới.
Biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới phải được giữ gìn, quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.
Người phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc công trình biên giới bị hư hại phải báo ngay cho Bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất.
Căn cứ Điều 74 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định như sau:
Cấu tạo cọc mốc
74.1. Cọc mốc được đúc bằng bê tông không có cốt thép với kích thước (20 cm x 20 cm x 100 cm). Phần đầu cọc mỗi cạnh vát 10°, phần chôn xuống đất dài 50 cm, có bê tông chèn chân cọc. Trong trường hợp đặc biệt có thiết kế riêng nhưng phải đảm bảo bề rộng để viết chữ.
74.2. Mặt trước cọc (phía quay ra đường) ghi chữ “MỐC LỘ GIỚI”, chữ chìm, nét chữ màu đỏ cao 6 cm, rộng 1 cm, sâu vào trong bê tông 3 mm – 5 mm;
74.3. Cọc được sơn màu trắng. Phần trên cùng cao 10 cm (từ đỉnh cột trở xuống) sơn màu đỏ;
74.4. Chi tiết quy định tại Phụ lục I của Quy chuẩn này.