Quy định về sử dụng pháo hoa mới

bởi
Quy định về sử dụng pháo hoa mới

Hiện nay, có quy định về việc cho phép sử dụng pháo hoa trong dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Liệu quy định về sử dụng pháo hoa có đúng theo ý hiểu của mọi người không? Hãy tham khảo bài viết sau của Luật Sư X.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khi nào được đốt pháo hoa

Theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định:

“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.”

Như vậy, Nghị định mới cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật.

Chính vì vậy, có không ít những ý kiến cho rằng Nhà nước cho phép tự do sử dụng pháo trong các dịp đặc biệt của đời sống xã hội. Những suy nghĩ này chỉ đúng một phần, bởi vì pháo có nhiều loại: pháo hoa, pháo nổ,… và cần suy xét thật kỹ khi sử dụng.

Đốt pháo như thế nào?

Theo Nghị định, ta cần phân biệt rõ ràng giữ pháo hoa và pháo nổ

  • Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.”
  • Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.

Điều 17 cũng quy định rõ ràng, cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép bắn pháo hoa trong các dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Pháo hoa là sản phẩm có hiểu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt quy định rõ ràng là không có tiếng nổ. Khác với pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và có hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Và việc mua pháo về sử dụng cần một nhà cung cấp được cấp phép, đầy đủ các tiêu chuẩn theo như quy định. Nhà cung cấp chỉ có thể từ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.

Như vậy, chúng ta cần phân biệt rõ ràng, theo quy định của Nghị định 137, việc sử dụng pháo trong các dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật cần chính xác là loại pháo hoa, chứ không phải được sử dụng tất cả các loại pháo theo như dự luận gần đây xoay quanh Nghị định 137 mới của Chính Phủ.

Mức xử phạt vi phạm

Hiện tại, Điều 4 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm:

  • Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ;
  • Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa;
  • Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo, sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.

Đối với trường hợp cá nhân mua pháo hoa về bắn trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi mua, bán pháo trái phép theo quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Như vậy, bạn đọc cần có cái nhìn đúng đắn về việc sử dụng pháo, phân biệt rõ ràng giữ pháo hoa và pháo nổ để tránh trường hợp hiểu sai và có những hành vi vi phạm pháp luật trong việc sử dụng pháo.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Quy định về sử dụng pháo hoa mới. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Những cá nhân, tổ chức nào được phép kinh doanh pháo hoa?

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa. Ngoài ra, các tổ chức khác kinh doanh pháo hoa có thể mắc các tội về tàng trữ, sử dụng trái phép pháo hoa.

Ai được phép sử dụng pháo hoa nổ?

Loại pháo hoa nổ chỉ được sử dụng trong các dịp kỷ niệm, bởi những cơ quan, tổ chức nhất định. Nếu người dân sử dụng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính.

Trẻ em dưới 18 tuổi có được dùng pháo hoa không nổ không?

Câu trả lời là không. Nghị định 137 quy định người sử dụng pháo hoa phải là “người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”, đó là người từ đủ 18 tuổi trở lên và đủ  năng lực hành vi dân sự thì mới được sử dụng pháo hoa.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm