“Xin chào luật sư. Tôi có thắc mắc liên quan đến bao bì sản phẩm mong được luật sư giải đáp. Pháp luật hiện nay quy định về thông tin trên bao bì sản phẩm như thế nào? Trên bao bì sản phẩm có bắt buộc phải có thông tin của nhà sản xuất không? Quy định về việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì như thế nào?Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định về thông tin trên bao bì sản phẩm
Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa; thì Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa. Dưới đây là một số quy định trong nội dung ghi nhãn bao bì sản phẩm:
– Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau
- Tên hàng hóa
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
- Xuất xứ hàng hóa
- Định lượng hàng hóa
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng
- Thành phần, thành phần định lượng
- Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo
– Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm, hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung quy định
– Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn. Thì phải ghi những nội dung quy định phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Trên bao bì sản phẩm có bắt buộc phải có thông tin của nhà sản xuất không?
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa được thể hiện mã số, mã vạch, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và những nội dung khác (nếu có). Những nội dung thể hiện thêm không được trái với pháp luật. Và phải bảo đảm trung thực, chính xác. Phản ánh đúng bản chất của hàng hóa, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc trên nhãn. Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Đối chiếu các quy định nêu trên thì có thể khẳng định trên bao bì sản phẩm sẽ bắt buộc phải có thông tin của nhà sản xuất. Tuy nhiên; trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn. Thì phải ghi những nội dung quy định phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì cụ thể như sau:
– Nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn một hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường cho một hoặc một nhóm sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này.
– Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức tổ chức tái chế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường, nhà sản xuất, nhập khẩu tự quyết định việc tái chế theo các cách thức sau đây:
- Tự thực hiện tái chế;
- Thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế;
- Ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế (sau đây viết tắt là bên được ủy quyền);
- Kết hợp cách thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
– Nhà sản xuất, nhập khẩu tự thực hiện tái chế phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; không tự thực hiện tái chế khi không bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
– Đơn vị tái chế được nhà sản xuất, nhập khẩu thuê để thực hiện tái chế quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
– Bên được ủy quyền tổ chức tái chế quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Có tư cách pháp nhân và được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Không trực tiếp tái chế và không có quan hệ sở hữu với bất kỳ đơn vị tái chế nào liên quan đến phạm vi được ủy quyền;
- Được ít nhất 03 nhà sản xuất, nhập khẩu đồng ý ủy quyền tổ chức tái chế.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh sách tổ chức, đơn vị tại khoản 4 và khoản 5 Điều này để nhà sản xuất, nhập khẩu biết, lựa chọn. Nhà sản xuất, nhập khẩu không thuê đơn vị tái chế hoặc bên được ủy quyền khi không bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
– Nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường thì không phải thực hiện các cách thức tái chế quy định tại khoản 2 Điều này.
– Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ nhà sản xuất, nhập khẩu, đơn vị tái chế, bên được ủy quyền trong việc phân loại, thu gom sản phẩm, bao bì sau tiêu dùng trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục đăng ký bao bì sản phẩm
- Ý nghĩa của dấu mã vạch trên bao bì sản phẩm là gì?
- Thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về thông tin trên bao bì sản phẩm năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thám tử; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì việc các cá nhân, tổ chức ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa đó lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng từ đó có thể nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng. Ngoài ra, việc ghi nhãn mác sản phẩm còn để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đối với sản phẩm hàng hóa của các cá nhân, tổ chức.
Có 3 điều quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần phải trả lời trước khi bắt đầu thiết kế một bao bì sản phẩm. Cụ thể bao gồm các bước sau:
– Xác định sản phẩm
– Chân dung khách hàng – Persona
– Nơi phân phối sản phẩm
Đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi chung là nhà sản xuất, nhập khẩu) các sản phẩm, bao bì.