Hiện nay, logo có một tầm ảnh hưởng nhất định tới danh tiếng, thương hiệu của các công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết về quy định sử dụng logo như thế nào? Vậy, Quy định về việc sử dụng logo như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Logo là gì?
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, logo là sản phẩm trực quan bao gồm hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu.
Cụ thể, một logo thường bao gồm hai phần:
- Phần đọc được chính là tên của thương hiệu được viết theo thể cách điệu. Có thể kết hợp phần chữ với hình ảnh để tạo nên dấu hiệu nhận biết phù hợp. Nhưng vẫn có nhiều công ty chọn phương án chỉ dùng chữ cho logo của mình.
- Phần không đọc được thường là các hình biểu tượng, tượng trưng cho các sản phẩm hoặc đặc tính của sản phẩm/thương hiệu. Yêu cầu của phần này là phải dễ nhận biết, dễ nhớ và gây ấn tượng cho người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đôi khi, logo công ty sẽ chỉ cần dùng hình ảnh biểu trưng là được, nhưng vẫn đảm bảo độ độc lạ và tính nhận diện của thương hiệu.
Ý nghĩa và tầm quan trọng của logo đối với thương hiệu
Khả năng nhận diện thương hiệu
Từ xa xưa, khi mà các thuật ngữ như marketing, logo hay nhận diện thương hiệu còn chưa ra đời. Để xác định quyền sở hữu của mình cho một món đồ, người ta thường sử dụng các ký hiệu với những đặc điểm riêng, viết, vẽ hoặc đóng dấu chúng lên đồ vật đó, để bất cứ ai khi nhìn thấy ký hiệu đều biết đó là đồ vật đã có chủ.
Và logo của thương hiệu cũng có vai trò gần giống như vậy, được sử dụng trên các sản phẩm, danh thiếp, trang web,… để thể hiện quyền sở hữu, chững tỏ với những người sử dụng sản phẩm rằng đây chính là loại sản phẩm, dịch vụ được bán và cung cấp bởi doanh nghiệp của bạn. Hạn chế tuyệt đối sự nhẫm lẫn về thương hiệu, sản phẩm.
Thu hút khách hàng
Những thiết kế màu sắc, thú vị luôn hấp dẫn người tiêu dùng. Việc sử dụng các logo với thiết kế ấn tượng và khắc họa chúng trên các sản phẩm doanh nghiệp cung cấp có thể giúp tạo điểm nhấn cho sản phẩm, thu hút sự quan tân của khách hàng tiềm năng, thôi thúc họ mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bạn cung cấp.
Xây dựng lòng trung thành cho thương hiệu
Nhiều người tiêu dùng hiện nay lựa chọn tin tưởng và sử dụng một sản phẩm mới vì nó cùng thương hiệu với một sản phẩm trước đó họ sử dụng và cảm thấy hài lòng. Lâu dần họ sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm và trở thành một khách hàng trung thành của thương hiệu (ta cón thể thấy khá rõ điều này ở những sản phẩm của Apple). Chính vì thế, khi một mẫu logo là chất lượng và đảm bảo sự bền vững với thời gian, nó sẽ xây dựng được những lòng trung thành cho thương hiệu, giúp họ chỉ cần nhìn vào hình ảnh logo in trên sản phẩm là có thể tin tưởng lựa chọn và sử dụng.
Đồng bộ, liên kết thương hiệu trên mọi phương tiện
Việc đặt một mẫu logo trên tất cả các ấn phẩm tiếp thị, bao bì, sản phẩm, phương tiện truyền thông, website,… là cách để quảng cáo thương hiệu cũng như tạo sự đồng bộ, liên kết các hình ảnh, thông điệp tại mọi nơi thương hiệu hiện diện.
Giúp thương hiệu cạnh tranh với các đối thủ khác
Việc một mẫu thiết kế logo giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, thú hút và tạo nên những khách hàng trung thành nghiễm nhiên sẽ giúp doanh nghiệp tăng sức mạnh trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ khác.
Nên đăng ký sở hữu trí tuệ cho logo không?
Nên đăng ký sở hữu trí tuệ cho logo, khi đó chủ sở hữu sẽ nhân được những lợi ích như sau:
- Nhận được sự bảo hộ của pháp luật, thông qua đó có thể giảm thiểu tối đa được các hành vi đạo nhái logo, sử dụng logo không xin phép của các đối tượng lợi dụng uy tín của doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
- Tạo những điều kiện thuận lợi quảng cáo sản phẩm, tăng mức độ tin tưởng thông qua sự chuyên nghiệp, đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến tay nhiều người tiêu dùng hơn, tiền đề để tạo dựng niềm tin ở người tiêu dùng và đối tác kinh doanh.
- Tạo nên sự khác biệt của thương hiệu. Tăng khả năng phân biệt giữa logo đã được bảo hộ với các logo thương hiệu khác.
Sử dụng logo trái phép của doanh nghiệp khác bị xử lý như thế nào?
Hành vi sử dụng trái phép logo có bản quyền của doanh nghiệp khác là một trong những hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
“Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;”
Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 11. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:
a) Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
12. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng.
13. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất bao gồm: Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
b) In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa;
c) Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;
d) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
14. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 13 Điều này trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.
15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.
16. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 8 đến khoản 13 Điều này.
17. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều này;
d) Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này.
Như vậy, Hành vi sử dụng trái phép logo của doanh nghiệp khác sẽ bị xử phạt với mức phạt từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng và ngoài ra còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung cũng như biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Quy định về việc sử dụng logo như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm , giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, tra cứu thông tin quy hoạch, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo độc quyền tại Quảng Bình
- Đăng ký bản quyền logo như thế nào theo quy định pháp luật?
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo độc quyền tại Quảng Nam
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp về thành lập công ty, hoạt động công ty và Luật Sở hữu trí tuệ thì không có quy định bắt buộc công ty phải thực hiện đăng ký logo với cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, hầu hết các chủ thể đều thực hiện thủ tục đăng ký này hoặc thực hiện các thủ tục khác có tính chất tương tự để bảo hộ cho sản phẩm trí tuệ của mình như đăng ký bản quyền, đăng ký kiểu dáng công nghiệp,…
Luật sở hữu trí tuệ hiện hành không có quy định bảo hộ riêng cho logo. Vậy để một logo được bảo hộ thì phải đảm bảo điều kiện theo quy định về bảo hộ nhãn hiệu.
Pháp luật không quy định về thiết kế và nội dung trong logo nên khi thiết kế có thể có sáng tạo riêng nhưng khi tới đăng kí tại cục sở hữu trí tuệ sẽ được tiến hành xem xét với những thiết kế logo đã đăng kí bản quyền trước đó có trùng hay không.