Trên thực tế hiện nay có thể thấy rằng nhiều trường hợp tham gia giao thông có đội kũ bảo hiểm nhưng mũ bảo hiểm này chỉ để chống chế cảnh sát giao thông hay chỉ để “hợp thời trang”, thậm chí rằng nhiều trường hợp người mua không hề hay biết rằng mũ bảo hiểm mà mình đang đội có chất lượng hay không? Vậy cần mua mũ bảo hiểm như thế nào để đảm bảo chất lượng? Quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm không chất lượng hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây bạn nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT
Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm hiện nay
Tại quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 về Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô và xe máy thì mũ bảo hiểm được phân thành 4 loại như sau:
– Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ
– Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ
– Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ
– Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ
Vật liệu chế tạo mũ bảo hiểm phải đảm bảo mũ không thay đổi đáng kể hình dạng và chức năng bảo vệ của mũ do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ và các điều kiện sử dụng khác như: nắng, mưa, bụi, mồ hôi, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, các loại hóa chất, mỹ phẩm…
Quai đeo và khóa mũ phải làm bằng các vật liệu không có khả năng gây thương tổn đến da người sử dụng.
Khối lượng mũ, kể cả các bộ phận kèm theo:
+ Đối với mũ che cả đầu, tai và hàm: ≤ 1,5 kg (đối với mũ cho cỡ dạng đầu 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và ≤ 1,2 kg (đối với mũ cỡ dạng đầu 1, 2 và 3);
+ Đối với mũ che nửa đầu, mũ che ba phần tư đầu và mũ che cả đầu và tai: không lớn hơn 1,0 kg (đối với mũ cỡ dạng đầu 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và không lớn hơn 0,8 kg (đối với mũ cho cỡ dạng đầu 1, 2 và 3).
Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận kèm theo phải nhẵn, không có vết nứt hoặc gờ cạnh sắc.
Đầu đinh tán không được cao hơn bề mặt phía ngoài của vỏ mũ 2 mm, không được có các gờ cạnh nhọn, sắc. Không được sử dụng các đinh tán có đầu nhọn. Không được sử dụng các bu lông ốc vít bằng kim loại để ghép nối các bộ phận của mũ.
Vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động phải che chắn được phạm vi cần bảo vệ của đầu khi thử nghiệm.
Kính bảo vệ (nếu có), phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
– Phải chịu được thử nghiệm. Sau khi thử, kính không được vỡ, nếu kính bị vỡ, không được có các mảnh sắc nhọn có góc nhỏ hơn 60°:
– Hệ số truyền sáng khi được thử nghiệm phải phù hợp:
+ Không được nhỏ hơn 85 % trong trường hợp kính trong suốt, không màu;
+ Không nhỏ hơn 50 % trong trường hợp kính trong suốt, có màu nhạt. Tuy nhiên trên kính phải có ghi chú thông tin: “Chỉ dùng cho ánh sáng ban ngày”.
– Không được gây ra bất kỳ sự sai khác nào về hình ảnh tới mức có thể nhận thấy được khi nhìn qua kính bảo vệ; không gây ra nhầm lẫn giữa các mầu trên biển báo và đèn tín hiệu giao thông.
Mũ có thể có các lỗ thông gió cho đầu người đội mũ. Phần che tai của mũ có thể có các lỗ để nghe.
Đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng quy định?
Theo Điều 8 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện như sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm:
– Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
– Cài quai mũ theo quy định sau đây:
+ Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
+ Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Như vậy, đội mũ bảo hiểm phải cài quai mũ theo quy định của pháp luật.
Quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm không chất lượng
Theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 6 và khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về hình thức xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến mũ bảo hiểm như sau:
Tại Điều 6 quy định về Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ là
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ”.
Bên cạnh đó, tại Điều 11 quy định về Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Như vậy, theo quy định người điều khiển người điều khiển hay ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt liên quan đến mũ bảo hiểm trong các trường hợp sau:
- Người điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông;
- Người điều khiển xe có đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nhưng cài quai không đúng cách;
- Người được chở trên xe mô tô không đội mũ bảo hiểm;
- Người được chở trên xe mô tô có đội mũ bảo hiểm nhưng cài quai không đúng cách.
Như vậy, hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định chính thức về việc đội mũ bảo hiểm thời trang (không đạt chuẩn) sẽ bị phạt hay là mức phạt như thế nào.
Các loại mũ bảo hiểm khi đội mà vẫn bị xử phạt là các loại mũ không dành cho người đi mô tô, xe máy như: mũ bảo hộ lao động, mũ bảo hộ trong thể dục thể thao…
Tuy không có quy định bị xử phạt, nhưng việc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho bản thân rất lớn khi xảy ra va chạm.
Mời bạn xem thêm
- Không đội mũ bảo hiểm có bị lập biên bản không?
- Đội mũ bảo hiểm thời trang có bị phạt không?
- Mua bảo hiểm ô to bắt buộc ở đâu cho uy tín?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm không chất lượng năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về tra cứu thông tin quy hoạch nhanh chóng, uy tín… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, loại trừ xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm trong những trường hợp sau:
– Chở người bệnh đi cấp cứu;
– Chở trẻ em dưới 06 tuổi;
– Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Lưu ý, các trường hợp trên chỉ áp dụng cho người được chở.
Điểm k Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định; xử phạt đối với hành vi:
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Theo đó trẻ em dưới 6 tuổi khi tham gia giao thông không bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
Theo quy định nêu trong nội dung bài viết, người điểu khiển xe máy điện vẫn phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Trường hợp người điều khiển xe máy điện không đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.