Hiện nay nhu cầu sinh sống, làm việc và học tập ở các thành phố lớn ngày càng cao, theo đó mà các dự án xây dựng chung cư ngày càng nhiều. Khi mua bán căn hộ chung cư thì cá nhân, hộ gia đình thường có mong muốn sẽ làm thủ tục cấp sổ hồng đối với căn hộ của mình. Người mua chung cư có thể tự mình thực hiện thủ tục khi đã nắm rõ những quy định pháp luật và hồ sơ cần phải chuẩn bị. Khi thực hiện thủ tục này thì ngoài việc chuẩn bị hồ sơ sẽ có nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ hay thuế… Tại nội dung bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy trình cấp sổ hồng dự án chung cư hiện nay. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Sổ hồng chung cư là gì?
Hiện nay, khái niệm về sổ hồng chưa có văn bản pháp lý nào quy định rõ. Việc sổ hồng hay sổ đỏ là ngôn ngữ để chỉ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất dựa trên màu sắc của bìa sổ.
Theo quy định tại Luật đất đai năm 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ờ và tài sản gắn liền với đất được hiểu là một chứng thư pháp lý qua đó Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Do vậy, sổ hồng chung cư có thể hiểu đơn giản là một chứng thư pháp lý được Nhà nước cho chủ sở hữu căn hộ chung cư một cách hợp pháp.
Quy trình cấp sổ hồng dự án chung cư năm 2023
Bước 1: Báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở có trách nhiệm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi hoàn thành công trình, giấy tờ gồm có:
– Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền.
– Các chứng từ chứng minh thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư dự án, trường hợp có thay đổi nghĩa vụ tài chính thì phải nộp chứng từ chứng minh việc hoàn thiện nghĩa vụ tài chính đối với sự thay đổi đó, ngoại trừ trường hợp được miễn hoặc chậm nộp theo quy định của pháp luật.
– Sơ đồ nhà, đất đã xây dựng là bản vẽ mặt bằng hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng có kích thước các cạnh của từng căn hộ đã bán phù hợp với hiện trạng xây dựng và hợp đồng đã ký.
– Giấy phép xây dựng.
– Thông báo của cơ quan chuyên môn về xây dựng cho phép chủ đầu tư nghiệm thu công trình hoặc chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
– Danh sách các căn hộ, công trình xây dựng (có các thông tin số hiệu căn hộ, diện tích đất, diện tích xây dựng và diện tích sử dụng chung, riêng của từng căn hộ.
– Báo cáo kết quả thực hiện dự án.
Bước 2: Sở tài nguyên và môi trường tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra:
– Nội dung kiểm tra bao gồm hiện trạng sử dụng đất, nhà ở và công trình đã xây dựng; điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư dự án.
– Khi hoàn tất việc kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi thông báo cho chủ đầu tư dự án về kết quả kiểm tra.
Trường hợp đủ điều kiện thì gửi kèm theo đó là sơ đồ nhà, đất đã kiểm tra cho Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục đăng ký nhà, đất cho bên mua
Thời hạn giải quyết: trong vòng không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Nộp hồ sơ để đăng ký cấp Sổ hồng:
Hồ sơ gồm có:
– Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
– Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng.
Chủ đầu tư có thể nộp hồ sơ trên để cấp sổ hồng hoặc cung cấp cho bên mua để bên mua tự làm thủ tục cấp sổ hồng.
Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi thực hiện dự án.
Bước 4: Trách nhiệm của văn phòng đăng ký đất đai:
– Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ có đủ điều kiện hay không đủ điều kiện để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký.
– Thực hiện việc gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).
– Sau đó tiến hành thủ tục cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có).
– Sau khi đã chuẩn bị xong, văn phòng đăng kí đất đai sẽ chuẩn bị hồ sơ để nộp lên cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hồng.
– Yêu cầu chủ đầu tư dự án nộp sổ hồng đã được cấp và thực hiện chỉnh lý vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 5: Hoàn tất và trao lại Sổ hồng:
Sau khi đã thực hiện hoàn tất quy trình cấp sổ, văn phòng đăng kí đất đai thực hiện việc trao lại sổ hồng cho người có yêu cầu đề nghị cấp sổ hồng.
Thời gian giải quyết theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP là 15 ngày làm việc.
Thời điểm nào được cấp Sổ hồng chung cư?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 26 Luật Nhà ở năm 2014, thời điểm để thực hiện việc cấp sổ hồng chung cư được xác định như sau:
Kể từ ngày bàn giao nhà ở cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận, chủ đầu tư phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, người thuê mua nhà ở trong thời hạn là 50 ngày; ngoại trừ trường hợp người mua hay người thuê mua có yêu cầu tự nguyện tự đi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận.
Phí làm Sổ hồng chung cư năm 2023 là bao nhiêu?
Phí làm Sổ hồng chung cư gồm: Lệ phí trước bạ và lệ phí làm bìa sổ, cụ thể:
Lệ phí trước bạ
Căn cứ Điều 5 và khoản 1 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, lệ phí trước bạ phải nộp khi được cấp Sổ hồng chung cư được xác định theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ x 0,5%
Trong đó, giá tính lệ phí trước trước bạ nhà chung cư mới được xác định như sau:
Giá tính lệ phí trước bạ = Diện tích căn hộ (m2) x Giá 01 mét vuông (đồng/m2)
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận (lệ phí làm bìa)
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Nghĩa là, lệ phí cấp Giấy chứng nhận sẽ do Hội đồng nhân dân các tỉnh thành quyết định nên mức thu có thể không giống nhau.
Mặc dù mức thu không giống nhau nhưng trên thực tế các tỉnh thành đều thu từ 100.000 đồng trở xuống; chỉ có một số tỉnh thu 120.000 đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn các bước làm thủ tục sang tên sổ hồng dễ hiểu 2023
- Thủ tục làm sổ hồng nhà đất năm 2023 như thế nào?
- Thủ tục vay vốn ngân hàng thế chấp sổ hồng như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy trình cấp sổ hồng dự án chung cư năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến kết hôn với người Hàn Quốc. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư của Bộ Xây dựng số 1/2009/TT-BXD ngày 25/02/2009 quy định một số nội dung về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và hướng dẫn mẫu hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư trong dự án đầu tư xây dựng của tổ chức kinh doanh nhà ở; thì bên bán có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho bên mua căn hộ nhà chung cư, và làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở lần đầu khi mua căn hộ chung cư trong dự án đầu tư xây dựng.
– Chủ đầu tư dự án không cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý, hoặc giấy tờ không minh bạch, rõ ràng;
– Chủ đầu tư không thể hoàn thành công trình, hoặc hoàn thành nhưng không giống với thiết kế ban đầu;
– Chủ đầu tư sử dụng dự án chung cư để thế chấp vay vốn ngân hàng;
– Trong quá trình xây dựng dự án phát sinh tranh chấp về giải phóng mặt bằng, người dân cảm thấy không thỏa đáng với mức đền bù giải phóng mặt bằng.
Thời hạn sử dụng nhà chung cư: Được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư (theo khoản 1 Điều 99 Luật Nhà ở 2014).
Thời hạn sử dụng căn hộ chung cư thường ghi là 50 năm, sau đó căn cứ vào kết luận kiểm định để tiếp tục ở hoặc phá dỡ để xây dựng nhà chung cư mới hoặc công trình khác nếu không còn phù hợp với quy hoạch để xây chung cư.