Hiện nay, vấn đề tai nạn giao thông gây chết người xảy ra ngày càng nhiều. Việc này gây ra rất nhiều hậu quả đáng tiếc cho người thân của cả người bị tai nạn và người gây tai nạn. Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Quy trình giải quyết tai nạn giao thông chết người được giải quyết theo trình tự nào? Thủ tục giải quyết vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm ra sao? Trường hợp nào lái xe gây tai nạn chết người không phải ngồi tù? Tai nạn giao thông gây chết người có tự hoà giải được không? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để được giải đáp nhé.
Căn cứ pháp lý
Thủ tục giải quyết một vụ tai nạn giao thông được quy định như thế nào?
Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về thủ tục giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ như sau:
Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông như sau:
– Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị:
+ Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh (kết luận nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn giao thông, xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông và hình thức xử lý vi phạm hành chính);
+ Lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông;
+ Lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có);
+ Nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông vắng mặt có lý do chính đáng, thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết.
– Báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
– Cho các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
– Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường bộ, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.
– Kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, nếu cơ quan, đơn vị thụ lý vụ tai nạn giao thông phát hiện những tồn tại, bất cập, thiếu sót trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông, việc quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý phương tiện thì có văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý, ngành chủ quản để có biện pháp khắc phục.
Lưu ý: Đối với vụ tai nạn giao thông do Cơ quan điều tra thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, những hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ tai nạn giao thông cho cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông để xử lý vi phạm hành chính thì cán bộ Cảnh sát giao thông được giao tiếp nhận thụ lý báo cáo người có thẩm quyền.
Quy trình giải quyết tai nạn giao thông chết người được quy định như thế nào? Thủ tục giải quyết vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm?
Việc giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ mà có phát hiện dấu hiệu tội phạm thì cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra được quy định tại Điều 20 Thông tư 63/2020/TT-BCA như sau:
– Quá trình thực hiện việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông báo cáo Cục trưởng và cán bộ được phân công điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh báo cáo Trưởng phòng để Cục trưởng, Trưởng phòng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn điều tra.
– Hồ sơ vụ tai nạn giao thông chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra:
+ Một số tài liệu dùng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông;
+ Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông;
+ Bản ảnh hiện trường; thiết bị lưu trữ hình ảnh động (nếu có);
+ Biên bản khám nghiệm phương tiện; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện; quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện; các giấy tờ của người điều khiển phương tiện, phương tiện và hàng hóa trên phương tiện (nếu có);
+ Biên bản ghi lời khai những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông gồm: Biên bản ghi lời khai người điều khiển phương tiện; Biên bản ghi lời khai người bị nạn; Biên bản ghi lời khai người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông; Biên bản ghi lời khai người làm chứng, người biết việc;
+ Biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn, Sơ đồ vị trí dấu vết thương tích trên cơ thể người bị nạn, Biên bản về việc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông (nếu có);
+ Tài liệu chứng minh thiệt hại về người và tài sản; các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
+ Tang vật, phương tiện, vật chứng liên quan đến vụ tai nạn (nếu có);
+ Biên bản giao, nhận hồ sơ vụ án.
Đối với vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết như thế nào?
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 63/2020/TT-BCA thì thời hạn để điều tra, xác minh và giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ được quy định như sau:
– Nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn 07 ngày;
– Trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông;
– Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
– Khi kết thúc thời hạn điều tra, xác minh thì lực lượng Cảnh sát giao thông phải ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông và tiến hành xử lý theo quy định pháp luật hành chính.
Như vậy, đối với vụ tai nạn giao thông bình thường thì thời hạn điều tra sẽ là 07 ngày, trong một số trường hợp vụ việc phức tạo thì có thể lâu hơn nhưng không được quá 30 ngày.
Mức phạt tù khi gây tai nạn giao thông dẫn tới chết người.
Trường hợp người gây tai nạn được xác định là có lỗi xác định từ việc vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Khoản 1 Điều 260 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người gây tai nạn dẫn đến chết người sẽ bị phạt tù theo khung hình phạt như sau:
- Khung hình phạt cơ bản:
- Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên sẽ bị phạt tù từ 01 cho đến 05 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng:
- Làm chết 03 người thì bị phạt từ từ 03 năm cho đến 10 năm.
- Làm chết 03 người trở lên thì bị phạt tù từ 07 năm cho đến 15 năm.
Bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn làm chết người
Bồi thường thiệt hại là trách nhiệm bắt buộc đối với người gây tai nạn giao thông làm chết người, cho dù người đó có vô ý làm chết người hay không có lỗi trong việc gây thiệt hại cho nạn nhân thì vẫn phải bồi thường thiệt hại. Cụ thể, căn cứ theo Điều 584 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về căn cứ xác định bồi thường thiệt hại như sau:
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584.
Việc gây tai nạn giao thông làm chết người đã xâm phạm trực tiếp tới tính mạng. Theo đó, Điều 591 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này.
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài việc phải bồi thường thiệt hại theo các thiệt hại được liệt kê ở trên thì người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thêm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người sau đây:
- Những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại
- Nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Mời bạn xem thêm
- Có được đi nghĩa vụ công an khi trên người có vết xăm không?
- Có được uống rượu bia trong cơ sở giáo dục hay không?
- Kỳ kế toán ngắn nhất là bao nhiêu tháng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Quy trình giải quyết tai nạn giao thông chết người”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam,giải thể công ty mới thành lập… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Với quy định nêu trên, người tham gia giao thông chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu:
– Không chấp hành quy định về an toàn giao thông
– Gây ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
Do đó, nếu chỉ gây hậu quả chết người nhưng không vi phạm quy định giao thông: đi đúng phần đường, đúng tốc độ… chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ thì sẽ không bị xử lý trách nhiệm hình sự.
Lúc này, người gây ra tai nạn chỉ phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.
Trong trường hợp tai nạn giao thông xảy ra mà người gây tai nạn làm chết người khác đang đi trên đường thì sẽ chia ra làm ba trường hợp sau đây:
Nếu như lỗi được xác định từ việc vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Khoản 1 Điều 260 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì trong trường hợp này, người gây tai nạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định.
Nếu như lỗi được xác định là lỗi là do vô ý theo Khoản 1 Điều 128 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người gây tai nạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng mức phạt sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với lỗi được xác định từ việc vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 260 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, đồng thời vẫn phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và gia đình nạn nhân.
Trường hợp người gây tai nạn được xác định là không có lỗi gây thiệt hại thì người gây tai nạn chỉ cần bồi thường thiệt hại cho người nhà nạn nhân và nạn nhân theo Điều 601 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Hiện nay, pháp luật luôn khuyến khích các bên tự tiến hành thủ tục hoà giải tai nạn giao thông và thống nhất phương án bồi thường nếu cần thiết. Tòa án và luật pháp chỉ can thiệp khi các bên không thể tự thỏa thuận được.
Tuy nhiên, do trường hợp này dẫn đến thiệt hại về tính mạng, anh chị có thể khởi kiện bất cứ lúc nào về hành vi gây tai nạn chết người nếu phương án bồi thường đưa ra không thực sự hợp lý.
Do bên gây tai nạn vi phạm luật giao thông dẫn đến chết người, có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp bên gây thiệt hại có thiện chí hòa giải, gia đình chị có thể xem xét tự hòa giải mà không nhất thiết phải tới Tòa án. Kết quả hòa giải là hoàn toàn dựa vào ý chí của hai gia đình. Nếu đồng ý bồi thường thì hai bên nên có văn bản thỏa thuận để làm minh chứng.